Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Hiệu quả thụ thai tinh đông viên bò HMông sau khi bảo tồn 6 tháng

Hiệu quả thụ thai tinh đông viên bò HMông sau khi bảo tồn 6 tháng
Tác giả: Trần Huê Viên+ctv/Tạp chí KHKT Chăn Nuôi (tháng 2/2014)
Ngày đăng: 30/05/2018

Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm tinh dịch bò đực H’Mông, đánh giá hoạt lực tinh đông viên sau đông lạnh – giải đông qua một số tháng bảo tồn và thăm dò tỉ lệ thụ thai của tinh đông viên đã bảo tồn 6 tháng.

Hiệu quả thụ thai tinh đông viên bò H’Mông sau khi bảo tồn 6 tháng. Hình minh hoạ

Qua 291 lần khai thác tinh của 3 bò thí nghiệm cho thấy trung bình lượng xuất tinh (V) đạt 4,43 ml; hoạt lực tinh trùng (A) 68,96%; nồng độ tinh trùng (C) 0,85 tỉ/ml; tổng số tinh trùng sống tiến thẳng (VAC)2,59 tỉ; pH tinh dịch 6,89; tỉ lệ tinh trùng sống (Sg) 83,47% và tỉ lệ tinh trùng kỳ hình (K) 16,49%. Đối với bò địa phương miền Núi, chất lượng tinh dịch như vậy là tương đối tốt.

Các chỉ tiêu chủ yếu của tinh dịch dùng sản xuất tinh đông viên có giá trị trung bình cao hơn so với trung bình của các lần khai thác và đều đạt tiêu chuẩn dùng cho đông lạnh: V=4,42ml; A=72,72%; C=0,86 tỉ/ml và VAC=2,76 tỉ. Hoạt lực trung bình của tinh trùng sau giải đông (Asgđ) là 41,47%, sau 1 năm bảo tồn Asgđ có xu hướng giảm còn 41,09%. Tinh viên đã bảo tồn 6 tháng cho tỉ lệ phối giống đậu thai 55% (40 – 66,6%. Như vậy, tinh dịch bò đực H’Mông có chất lượng tinh dịch tốt và sau 1 năm bảo tồn, hoạt lực tinh trùng đạt yêu cầu sử dụng, tinh viên bảo tồn 6 tháng vẫn cho tỉ lệ thụ thai đạt yêu cầu.


Có thể bạn quan tâm

Cách xử lý trường hợp lộn tử cung ở bò sữa Cách xử lý trường hợp lộn tử cung ở bò sữa

Tử cung có thể bị lộn hoàn toàn ra ngoài sau khi bò đẻ. Hiện tượng này thường xảy ra ở những con bò già, đã đẻ nhiều lứa, ở những con chăm sóc, nuôi dưỡng kém, ít vận động và những con bò đẻ khó do thai to mà thao tác kéo thai quá mạnh.

17/02/2016
Ngộ độc ở bò sữa Ngộ độc ở bò sữa

Ngộ độc ở bò sữa

17/02/2016
Nhu cầu nước của trâu bò và gia súc Nhu cầu nước của trâu bò và gia súc

Gia súc cần được cung cấp nước thường xuyên để đáp ứng các chức năng sinh lý của cơ thể. Nhu cầu nước của cơ thể con vật phụ thuộc vào bản chất thức ăn.

17/02/2016
Vệ sinh đối với gia súc cái Vệ sinh đối với gia súc cái

Đối với động vật cái phải giữ sức khỏe, đảm bảo đẻ con khỏe mạnh, tránh để mất lần giao phối nhằm tăng số lứa đẻ trong năm. Tránh để cho con cái vô sinh, chậm sinh hoặc sẩy thai.

17/02/2016
Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại thức ăn gia súc Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại thức ăn gia súc

Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại thức ăn gia súc

17/02/2016