Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra

Với xu thế các ao ươm cá giống tăng như hiện nay thì vấn đề xử lý lượng nước thải từ quá trình ươm cá tra giống cần được quan tâm nhằm hạn chế tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt. Trong khi đó, việc kết hợp nuôi thủy sản vào hệ thống canh tác lúa có thể làm giảm ô nhiễm môi trường nước mặt, giảm lượng phân hóa học sử dụng trên đồng ruộng. Đặc biệt trong nước thải từ các ao ươm cá tra giống có các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của cây lúa.
Thí nghiệm được bố trí trên ruộng của nông dân tại khu vực nghiên cứu: dùng nước sông để tưới lúa và bón bổ sung phân vô cơ; dùng nước ao ươm cá tra giống để tưới lúa và bón bổ sung phân NPK; dùng nước ao ươm cá tra giống để tưới lúa và bón bổ sung phân 2/3 NPK; dùng nước ao ươm cá tra giống để tưới lúa và chỉ bón bổ sung phân kali.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: sử dụng nước ao ươm cá tra giống để tưới lúa cho thấy hiệu quả rõ rệt thông qua việc làm giảm các thông số hóa học ở tất cả các nghiệm thức. Bên cạnh đó, khi sử dụng nước ao ươm cá tra giống để tưới cho cánh đồng lúa có thể giảm ít nhất 1/3 lượng phân bón sử dụng trên đồng ruộng mà vẫn đảm bảo năng suất lúa cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Để nâng cao chất lượng và năng suất, từ năm 2009 thành phố đã phê duyệt chương trình NTTS giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020. Tuy đã có 12 dự án được phê duyệt nhưng đến thời điểm này đa số dự án vẫn "nằm trên giấy" dù chương trình đã đi gần hết chặng đường.

Ngày 11/4 tại Hà Nội, Hội nghề cá Việt Nam đã chính thức phát động chương trình bình chọn Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam 2014.

Nhân rộng được một mô hình kinh tế là niềm vui của nông dân và của các cấp, các ngành địa phương. Tuy nhiên, sau khi mô hình được nhân rộng thì đầu ra của sản phẩm và giá cả bấp bênh đã làm cho phần lớn nông dân lo lắng, hoang mang.

Thị trường nấm tại các tỉnh hiện vẫn không thoát khỏi ảm đạm, bởi những thông tin về nấm không rõ nguồn gốc, nấm bẩn, được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh vừa qua.

Khối nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân cùng với các tổ chức tài chính, hiệp hội trong và ngoài nước đã hợp tác xây dựng 16 vườn mẫu cà phê “công - tư” ở Lâm Đồng, bước đầu nâng cao nhận thức và kỹ thuật thực hành về sản xuất cà phê bền vững cho nông dân.