Hiệu Quả Qua 4 Năm Thực Hiện Mô Hình Trồng Hoa Trên Bờ Ruộng Ở Tân Phước (Tiền Giang)

Mô hình "Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý sâu bệnh trên đồng rộng" hay gọi đơn giản như nông dân là "Trồng hoa trên bờ ruộng" trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang) 4 năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá.
Tân Hòa Thành, Phước Lập, Tân Hòa Tây là các xã đầu tiên ứng dụng mô hình "Trồng hoa trên bờ ruộng". Trong giai đoạn thử nghiệm từ tháng 6/2010 đến nay, các xã trên đã có 4 loại hoa được chọn trồng trên bờ ruộng ở mô hình. Đó là những loại hoa có màu sắc, hương thơm phù hợp, có nhiều mật, phấn hoa, dễ trồng, ít chăm sóc và có thể trổ hoa quanh năm, gồm cúc gót, đậu bắp, sao nhái và xuyến chi.
Kết quả thử nghiệm trong mấy năm qua cho thấy, mật số các loài thiên địch chính của rầy nâu như nhện lớn bắt mồi, bọ xít mù xanh và ong ký sinh của rầy nâu ở khu mô hình luôn cao hơn so với khu ruộng đối chứng. Điều này đã làm cho rầy nâu ở các ruộng mô hình không có điều kiện bộc phát thành dịch.
Theo một vài nông dân tham gia mô hình này ở xã Tân Hòa Thành, mô hình "Trồng hoa trên bờ ruộng" cho lợi ích thiết thực về mặt môi trường và kinh tế. Chẳng hạn, số lần sử dụng thuốc trừ sâu ở mô hình thấp hơn so với trên ruộng đối chứng là 2,5 lần/vụ. Số lần phun thuốc trừ bệnh ở mô hình thấp hơn so với ruộng đối chứng 4,6 lần/vụ. Vì vậy, mô hình "Trồng hoa trên bờ ruộng" đã giảm được số lần sử dụng thuốc trừ sâu so với ruộng bình thường, qua đó giảm được ảnh hưởng xấu đối với môi trường.
Theo thống kê hàng năm, sau khi thu hoạch, năng suất lúa ở mô hình "Trồng hoa trên bờ ruộng" tuy thấp hơn các khu vực ngoài mô hình, nhưng chi phí đầu tư ở ruộng mô hình thấp hơn: ruộng trong mô hình khoảng 8.201.700 đồng/ha, còn ruộng đối chứng là 11.400.000 đồng/ha.
Như vậy có thể thấy sau 4 năm thử nghiệm, mô hình "Trồng hoa trên bờ ruộng" huyện Tân Phước đã cho thấy lợi ích rõ rệt từ phòng chống dịch bệnh đến bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa. Chú Hà Văn Chậm, ấp 4, xã Tân Hòa Thành chia sẻ: "Từ khi tham gia mô hình, chú đỡ phải tốn công xịt thuốc nhiều như trước đây, đây là mô hình có hiệu quả".
Với những ưu điểm trên, thiết nghĩ bà con nông dân cần quan tâm thực hiện đồng bộ với diện tích ngày càng cao, vừa giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, vừa chống ô nhiễm môi trường, góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ vì giá một số loại con đặc sản xuống thấp hoặc không có đầu ra.

Hiện nay, tại các vùng nông thôn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho người dân chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó khá nhiều hộ nông dân nghèo gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi làm thủ tục xin giấy CNQSDĐ.

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

Có tiếng là nơi cây tiêu sống bền nhờ ít bệnh vì đất đai, nguồn nước phù hợp nên từ khi giá tiêu tăng cao thì xã Lộc An (Lộc Ninh - Bình Phước) đã trở thành địa chỉ đỏ để nông dân tìm về mua giống. Đó cũng là nguyên nhân diện tích hồ tiêu ở Lộc An tăng vọt. 1 tỷ đồng/ha đất đỏ trồng tiêu là cơn sốt tăng giá đất hay chỉ là giá ảo thời hoàng kim của hồ tiêu ở Lộc An!?