Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Ở Một Chi Hội Nghề Nghiệp

Hiệu Quả Ở Một Chi Hội Nghề Nghiệp
Ngày đăng: 28/06/2013

Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên được thành lập năm 2010 với 21 thành viên, đến nay Chi hội đã thu hút được 20 thành viên.

Với mô hình kinh tế VAC, Chi hội tập trung phát triển mô hình đào ao thả cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chi hội có 9,5ha; 120 con bò sinh sản; trên 1.000 con gia cầm các loại, 50ha lúa, sắn, dong riềng. Với ý chí không cam chịu cảnh đói nghèo, cộng với sự tận tuỵ nhiệt tình, uy tín của Chi hội trưởng Lò Văn Tỉnh, các thành viên trong Chi hội luôn phấn đấu khắc phục mọi khó khăn để vươn lên xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Hàng năm, Chi hội cử từ 3 đến 4 thành viên đi tham quan học tập kinh nghiệm làm ăn trong và ngoài tỉnh; từ đó về áp dụng vào các mô hình của Chi hội, hướng dẫn thành viên khác để mô hình đạt hiệu quả cao hơn.

Ngay từ khi mới thành lập, Chi hội đề ra quy chế hoạt động như đóng quỹ, lên lịch cắt phiên nhau chăm sóc và bảo vệ; mỗi tuần tổ chức sinh hoạt chi hội 1 lần để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt cho các thành viên.

Nhờ vậy, mô hình phát triển kinh tế của Chi hội đều đạt hiệu quả cao. Mỗi năm Chi hội xuất bán ra thị trường từ 1,5 đến 2 tấn cá thịt, 6-7 tấn thịt trâu, bò; từ 13-15 tấn lúa, sắn, dong riềng. Thu nhập bình quân của các thành viên trong Chi hội sau khi đã trừ các khoản chi phí còn tích luỹ được từ 70-75 triệu đồng/năm. Từ thu nhập trên, các thành viên trong Chi hội đã có tiền làm nhà, mua sắm tiện nghi trong gia đình, con cái được ăn học đến nơi đến chốn.

Giúp thành viên Chi hội có kiến thức sản xuất kinh doanh, Chi hội bản Tà Bung đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng NN-PTNT, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Điện Biên mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt cho các thành viên.

Được sự quan tâm của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp -  Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, huyện đã tạo điều kiện cho các thành viên trong chi hội vay vốn phát triển sản xuất như nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ giải quyết việc làm, nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, nguồn vốn học sinh sinh viên, nguồn vốn xuất khẩu lao động để con em trong Chi hội có điều kiện học tập và đi xuất khẩu lao động.

Khi mới thành lập, Chi hội còn 3 hộ nghèo song bằng cách làm hiệu quả, thiết thực, đến nay Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung không còn hộ nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Chợ Gạo (Tiền Giang) Gừng Tết Trúng Mùa, Được Giá Chợ Gạo (Tiền Giang) Gừng Tết Trúng Mùa, Được Giá

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), người dân trồng gừng Tết năm nay trúng mùa, được giá. Toàn huyện có gần 200 ha gừng Tết, được trồng ở các xã: Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt và Tân Thuận Bình.

19/01/2015
2 Sào Đất Thu Nhập 300 Triệu Đồng Mỗi Năm 2 Sào Đất Thu Nhập 300 Triệu Đồng Mỗi Năm

Sau nhiều năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng quy mô, đến nay gia đình anh Thảo đã có trại nấm mèo, bào ngư gần 100 bịch. Anh Thảo cho biết: Trồng nấm dễ, không mất nhiều thời gian, công sức nhưng để duy trì nghề này thì phải biết kỹ thuật, kinh nghiệm và kiên trì, chịu khó.

19/01/2015
Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm

Cách đây gần 10 năm, gia đình ông Nguyễn Minh Thiềm, tiểu khu 6, thị trấn Neo (Yên Dũng) tham gia dự án trồng dó bầu với diện tích 0,6 ha. Đến nay, một số cây được cấy trầm bắt đầu cho thu hoạch. Ông Thiềm nói: “Sản phẩm đạt tiêu chuẩn là sau khi cấy chế phẩm trầm, vết sẹo trên cây dó có hình bầu dục, không bị liền bởi các thớ gỗ. Khi thu hoạch, cưa cây tại điểm cách gốc khoảng 10 cm. Phần còn lại để trau mầm, đỡ công trồng cây mới cho lứa tiếp theo. Công ty TNHH Lâm Viên (Hà Nội) thu mua mức giá 40 nghìn đồng/kg gỗ, với 1,2 tấn cây dó cấy trầm, trừ chi phí gia đình tôi thu lãi khoảng 30 triệu đồng”.

19/01/2015
Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã trồng hơn 493ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc. Trong đó, Phước Lộc là xã có diện tích chè trồng dưới tán điều cao nhất (148ha), kế đến là thị trấn Đạ M’ri (113ha) và xã Hà Lâm (90ha). Các xã Đoàn Kết, Đạ P’Loa và Đạ M’ri, mỗi xã có gần 80ha.

19/01/2015
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Tây Trên Đất Cải Tạo Tái Canh Cà Phê Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Tây Trên Đất Cải Tạo Tái Canh Cà Phê

Hiện nay, đối với những diện tích cà phê già cỗi đang trong giai đoạn nhổ bỏ chuẩn bị tái canh, người sản xuất phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc ổn định đời sống vì thiếu hụt nguồn thu nếu không có giải pháp “lấy ngắn nuôi dài”. Vì thế, việc phát triển sản xuất cây khoai tây giống Atlantic trên đất cải tạo tái canh cà phê là một biện pháp hữu hiệu đã và đang triển khai tại TP. Buôn Ma Thuột.

19/01/2015