Hiệu Quả Nuôi Rắn Ri Tượng Trong Thau Nhựa

Nhằm đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, giảm nghèo và vươn lên khá giả, cùng với các loại hình nuôi đa cây, con khác, việc nuôi rắn ri tượng tại hộ gia đình hiện tại được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả khá.
Anh Trần Văn Phi, ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân là một trong những hộ thực hiện việc nuôi rắn ri tượng trong thau nhựa. Hình thức nuôi này giúp người nuôi dễ chăm sóc rắn và theo dõi sự phát triển của nó. Rắn không cắn lẫn nhau, tỷ lệ hao hụt rất thấp.
Người nuôi cũng có thể cho rắn sinh sản để nhân giống. Sau 1 năm nuôi, rắn đạt trọng lượng từ 1 - 1,5 kg, giá bán trung bình mỗi ký hơn 850.000 đồng. Riêng cơ sở của anh Phi, từ 20 con giống ban đầu, qua 2 năm anh đã có gần 50 con. Trọng lượng con lớn nhất hơn 3 kg. Bước đầu anh có thu nhập từ bán 50 con rắn giống hơn 5 triệu đồng. “Rắn ri tượng có sức sống tốt và tỷ lệ đạt đầu con khá cao”, anh Trần Văn Phi cho biết.
Thức ăn chủ yếu cho rắn là sử dụng cá phi có sẵn trong vuông nuôi tôm. Hiện nay, do nuôi tôm quảng canh cải tiến và quảng canh truyền thống phát triển mạnh, nên việc phát triển xen canh tôm, cá các loại rất phổ biến. Từ đó, nguồn cá phi trong vuông nuôi tôm rất dồi dào để làm thức ăn cho rắn. Anh Phi cho biết, để sử dụng cá phi làm thức ăn cho rắn thì phải tập cho rắn ăn cá phi từ khi rắn mới sinh để chúng quen dần với loại thức ăn này trong suốt quá trình nuôi.
Việc nuôi rắn theo kiểu này hiện nay cho thấy phù hợp với điều kiện nhàn rỗi của nhiều nông dân, hiệu quả tốt hơn nuôi trăn, ít tốn chi phí trong quá trình nuôi, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.

Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.

Tham gia mô hình, nông dân được công ty hỗ trợ hoàn toàn giống lúa nguyên chủng, được hỗ trợ kỹ thuật và công vận chuyển khi thu hoạch về nhà máy. Với năng suất trung bình khoảng 350 - 400 kg/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời 4,5 - 5 triệu đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang tiếp túc mở rộng diện tích của mô hình lúa lai ở xã Long Trị A với diện tích khoảng 50ha trong vụ Đông xuân tiếp theo.

Ngày 12/1, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên công bố thông tin: Qua 10 năm triển khai một đề tài khoa học về cây mắc ca, Viện đã thu thập, tuyển chọn được 20 giống mắc ca, chủ yếu là các giống mắc ca thương mại trên thế giới như H2, 508, OC, 814, 246... và đã trồng thử nghiệm ở nhiều vùng tại Việt Nam.