Hiệu Quả Nuôi Cừu Vỗ Béo Ở Xã Phước Thái (Ninh Thuận)

Tháng 5-2014, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân xã Phước Thái (Ninh Phước, Ninh Thuận) đã triển khai mô hình chăn nuôi “cừu vỗ béo” cho 10 hộ dân. Sau thời gian nuôi, mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các hộ nuôi tăng thêm thu nhập.
Tham gia mô hình, có 140 con cừu được triển khai cho 10 hộ nuôi. Theo đó, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư mua con giống và làm chuồng trại. Trong quá trình nuôi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại, phòng chống dịch bệnh và cử cán bộ thường xuyên xuống từng hộ theo dõi trong quá trình nuôi.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mô hình nuôi cừu vỗ béo của các hộ đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, trọng lượng bình quân mỗi con giống ban đầu khoảng từ 10-15 kg, sau hơn 3 tháng vỗ béo, cừu đạt trọng lượng khoảng 30 kg thì xuất bán. Nếu tính theo giá thị trường, mỗi hộ có lãi khoảng từ 10-14 triệu đồng.
Ông Lưu Văn Long, thôn Hoài Trung cho biết: Nuôi cừu vỗ béo này không khó, chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật, chăm sóc cẩn thận là cừu tăng trọng nhanh. Thức ăn của cừu rất đơn giản, có thể tận dụng được những thức ăn có sẵn là cỏ, lá nho, táo và cho ăn thêm những thức ăn tinh như cám bột, nước hèm nấu rượu… Trung bình mỗi lứa, gia đình xuất bán khoảng 15 con cừu, sau khi đã trừ chi phí, thu lãi gần 14 triệu đồng.
Ông Thọ Trường Khoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Qua 2 đợt đánh giá của Hội Nông dân tỉnh, huyện, thì nuôi cừu vỗ béo mang lại hiệu quả cao hơn so nuôi cừu ngoài mô hình… Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình, bởi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao để người dân thoát nghèo. Từ 10 hộ nuôi cừu vỗ béo ban đầu, đến nay, xã đã có 30 hộ đăng ký nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Ngọc Vũ – Chi cục phó Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNT Kiên Giang – cho biết đến thời điểm này, số tàu đánh cá của tỉnh Kiên Giang đã giảm hơn 1.000 chiếc so với thời điểm đầu năm 2013, phần lớn là tàu công suất nhỏ dưới 90 CV đánh bắt gần bờ.

Từ năm 2013 đến nay, một số ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã mạnh dạn áp dụng máy thủy lực thu lồng bẫy cá chình. Đây là một trong những mô hình mới được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai. Qua đó, mục đích nhằm tiết kiệm sức lao động, giảm thời gian thu lồng, tăng hiệu quả đánh bắt và đưa cơ giới hóa vào ngành nghề khai thác hải sản...

Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, toàn huyện có 23 hòn đảo lớn nhỏ trải dài trên một vùng biển tương đối rộng.

Cách đây 2 năm, một nghiên cứu chính thức của Viện Tài nguyên và Môi trường biển về mức độ xâm hại của các rạn san hô ở Cô Tô cho thấy độ che phủ của các rạn san hô khu vực này đang thấp dần đến mức báo động, chỉ còn 10%-15%, nhiều vị trí còn dưới 5%.

Bộ NN-PTNT cho biết, sản xuất cá tra 2 tháng đầu năm vẫn đang gặp phải hàng loạt các khó khăn như cung cầu không ổn định, chất lượng con giống giảm, giá nguyên liệu thấp hơn giá thành, giá thức ăn, thuốc... luôn tăng trong khi đầu ra lại bất ổn nên nhiều người nuôi treo ao, hạn chế thả nuôi.