Hiệu quả như nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa

Điển hình mô hình nuôi cá lăng trong lồng.
Mô hình đã được thực hiện tại nhiều xã trên địa bàn tỉnh như: Thung Nai, huyện Cao Phong; xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình…
Các hộ tham gia có đủ điều kiện và hệ thống lồng bè đáp ứng yêu cầu của mô hình.
Mỗi hộ được cấp cá cá lăng giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và được hỗ trợ thức ăn, vôi, thuốc, hóa chất để cải tạo môi trường nước nuôi và phòng trị bệnh cho cá.
Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia mô hình, ứng dụng tốt kỹ thuật từ cách xây dựng lồng bè, kỹ thuật nuôi cá thương phẩm đến cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá…
Trong suốt quá trình thực hiện, cán bộ phụ trách mô hình thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát những hộ tham gia thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Thường chỉ sau khoảng 9 tháng nuôi, nhiều mô hình cho kết quả: tỷ lệ sống trung bình đạt 81,9%; sản lượng cá thương phẩm ước 1.023 kg; năng suất trung bình khi thu hoạch 10,2 kg/m3, lợi nhuận bình quân 37.000 đồng/m3/vụ nuôi.
Theo đánh giá của Trung tâm, mô hình nuôi cá lăng hồ chứa đã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với những địa phương có ưu thế hồ chứa và mặt nước lớn.
Thời gian tới, Trung tâm sẽ đúc rút kinh nghiệm để xây dựng và nhân rộng mô hình tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Văn Đường (ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Bình, Châu Thành - An Giang) được đào tạo “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn đồng” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức, là một trong số ít nông dân thành công với mô hình làm ăn mới sau khi học nghề. Thông qua việc đầu tư cơ sở “Lươn giống Mười Ngọt”, mỗi năm, anh Đường có thu nhập trên 300 triệu đồng.

Căn cứ vào hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt tại huyện Van Ninh hiện nay cho thấy thành công của nghề nuôi tỉ lệ thuận với công sức và mức độ đầu tư của người nuôi. Như vậy việc đầu tư bài bản, quản lý tốt, yếu tố môi trường trong nuôi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt đang là kinh nghiệm cho các hộ nuôi tôm trên toàn địa bàn tỉnh.

Sở dĩ đàn bò tăng là do thời gian gần đây, giá thịt bò ổn định và có xu hướng tăng, nên người chăn nuôi đã đầu tư phát triển loại vật nuôi này. Đáng chú ý là tại một số địa phương trên địa bàn thị xã An Nhơn, Phù Cát, Vĩnh Thạnh… nhiều nông hộ đã chọn mua các giống bò có tỉ lệ máu ngoại cao, đầu tư chăm sóc chu đáo đã mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Cụ thể, trứng vịt tươi có giá từ 22.000-24.000 đ/chục, tăng 7.000 đ/chục so với 2 tháng trước. Giá hột vịt lộn từ nửa tháng trước có lúc tụt giá chỉ còn 21.000 đ/chục, nay đã tăng lên từ 26.000-30.000 đ/chục. Giá trứng gà công nghiệp tăng 2.000 đ/chục lên 20.000 đ/chục, trứng gà ta 26.000đ/chục, tăng 6.000 đ/chục.

Một con chim trĩ có giá từ 100.000 - 1 triệu đồng. Chim trĩ đang đẻ trứng thì giá khoảng 1,5 triệu đồng. Giá thịt chim trĩ từ 250.000 - 300.000 đồng/kg; trứng 45.000 - 50.000 đồng/quả.