Hiệu Quả Mô Nuôi Hình Tôm Hùm Lồng Ở Cửa Biển Sa Huỳnh Ở Quảng Ngãi

Năm 2012, TT Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ngãi giao cho Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ trực tiếp thực hiện mô hình nuôi tôm hùm lồng tại hộ ông Đỗ Văn Được, thôn Thạch Bi 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, với qui mô 3 lồng nuôi (tổng thể tích 15 m3).
Trước khi triển khai mô hình, hộ tham gia mô hình được hướng dẫn và tập huấn kỹ thuật nuôi tôm hùm. Lồng nuôi được thiết kế: khung lồng có đường kính 16 cm, có 2 lớp lưới bọc bên ngoài, kích thước mắt lưới bao ngoài là 3 cm, lưới bên trong có kích thước mắt lưới 2,5 cm. Trên mặt lồng có gắn ống nhựa cho ăn. Vị trí đặt lồng ở cửa biển Sa Huỳnh, tương đối kín gió, nguồn nước tương đối ổn định quanh năm, tàu bè ít qua lại, độ sâu nước biển trên 5m. Tổng số giống tôm thả ban đầu là 150 con, tôm giống khỏe mạnh, tương đối đồng đều về kích cỡ (trung bình 150 gram/con), màu sắc tươi sáng, không bị mất phần phụ.
Ngày 03/12/2012, Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ đã tổ chức tổng kết mô hình. Theo báo cáo của hộ tham gia mô hình tại buổi tổng kết, tôm được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 6 - 8 giờ sáng và 4 - 6 giờ chiều. Thức ăn chủ yếu là cá tạp tươi, cắt nhỏ cho vừa cỡ với miệng tôm. Trước khi cho ăn phải rửa sạch thức ăn bằng nước ngọt. Tôm hùm ăn tạp và ít kén chọn thức ăn vì vậy không nhất thiết cho ăn cùng một loại cá. Định kỳ bổ sung thuốc bổ tổng hợp trộn vào trong thức ăn cho tôm ăn tăng cường sức khoẻ cho tôm. Thường xuyên lặn kiểm tra để xác định thức ăn thừa hay thiếu, tình trạng sức khoẻ của tôm, định kỳ 3 ngày vệ sinh và kiểm tra lồng nuôi để kịp thời sửa chữa.
Sau 8 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng từ 0,9 kg đến 1,0 kg/con, tỷ lệ sống đạt 92%, hệ số thức ăn là 15.0. Giá bán tôm thương phẩm hiện tại là 1,8 triệu đồng/kg, anh Được thu khoảng 225 triệu đồng. Tổng chi hết khoảng 139 triệu đồng, anh Được còn lãi khoảng 86 triệu đồng.
Tại buổi tổng kết, ý kiến đánh giá của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình và cộng tác viên đều cho rằng, tuy đây là mô hình lần đầu tiên được thực hiện tại xã Phổ Thạnh nhưng đã thành công cả về mặt kỹ thuật và kinh tế.
Người dân tham dự buổi tổng kết đã trao đổi sôi nổi về kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng, những lo lắng về chất lượng con giống, quy hoạch vùng nuôi an toàn không bị ảnh hưởng bởi tàu thuyền, kỹ thuật phòng trị bệnh, giá cả thị trường tôm thương phẩm...
Kết luận tại buổi tổng kết, ông Phạm Giang Nam – trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ đã đề nghị hộ tham gia mô hình hộ ông Đỗ Văn Được, cần phổ biến kỹ thuật nuôi cho người dân có nhu cầu nuôi tôm hùm. Đồng thời đề nghị UBND xã Phổ Thạnh quy hoạch vùng nuôi an toàn, tránh tình trạng người dân ồ ạt nuôi tôm hùm tự phát.
Có thể bạn quan tâm

Lúc đó tử cung hồi phục chưa hoàn toàn, cổ tử cung đóng lại chưa kín toàn bộ phần sừng và thân tử cung có thể chui qua được cổ tử cung ra ngoài thành bệnh. Điều trị bệnh này trước tiên ta phải áp dụng thủ thuật đẩy tử cung vào xoang chậu.

Với chức năng của tổ chức nghề nghiệp, tham mưu cho tỉnh và phối hợp với ngành nông nghiệp vận động nông dân phát triển kinh tế vườn, những năm gần đây, Hội Làm vườn (HLV) Sóc Trăng dành nhiều ưu tiên cho kinh tế trang trại nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương

Tập trung nuôi tôm trong vụ chính,bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.Vụ phụ mùa mưa hạn chế tối đa việc thả nuôi hoặc chuỵển sang nuôi các lòai thủy sản khác như cá rô phi,cá điêu hồng

Trước đó, ngày 21/3, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã tiến hành thử nghiệm thuốc kích thích tăng trưởng trên 1.000m2 rau cải ở Quảng Ngãi. Chiều 24/3, tại TP.HCM cũng bắt đầu đợt phun thuốc trên rau cải.

Người nuôi tôm, đặc biệt là nuôi theo hình thức quảng canh ở Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) vẫn nói với nhau đây là nghề “đánh bạc với trời”. Bão gió, thiên tai, dịch bệnh luôn rình rập đe doạ đến kế sinh nhai của các chủ đầm