Hiệu Quả Mô Nuôi Hình Tôm Hùm Lồng Ở Cửa Biển Sa Huỳnh Ở Quảng Ngãi

Năm 2012, TT Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ngãi giao cho Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ trực tiếp thực hiện mô hình nuôi tôm hùm lồng tại hộ ông Đỗ Văn Được, thôn Thạch Bi 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, với qui mô 3 lồng nuôi (tổng thể tích 15 m3).
Trước khi triển khai mô hình, hộ tham gia mô hình được hướng dẫn và tập huấn kỹ thuật nuôi tôm hùm. Lồng nuôi được thiết kế: khung lồng có đường kính 16 cm, có 2 lớp lưới bọc bên ngoài, kích thước mắt lưới bao ngoài là 3 cm, lưới bên trong có kích thước mắt lưới 2,5 cm. Trên mặt lồng có gắn ống nhựa cho ăn. Vị trí đặt lồng ở cửa biển Sa Huỳnh, tương đối kín gió, nguồn nước tương đối ổn định quanh năm, tàu bè ít qua lại, độ sâu nước biển trên 5m. Tổng số giống tôm thả ban đầu là 150 con, tôm giống khỏe mạnh, tương đối đồng đều về kích cỡ (trung bình 150 gram/con), màu sắc tươi sáng, không bị mất phần phụ.
Ngày 03/12/2012, Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ đã tổ chức tổng kết mô hình. Theo báo cáo của hộ tham gia mô hình tại buổi tổng kết, tôm được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 6 - 8 giờ sáng và 4 - 6 giờ chiều. Thức ăn chủ yếu là cá tạp tươi, cắt nhỏ cho vừa cỡ với miệng tôm. Trước khi cho ăn phải rửa sạch thức ăn bằng nước ngọt. Tôm hùm ăn tạp và ít kén chọn thức ăn vì vậy không nhất thiết cho ăn cùng một loại cá. Định kỳ bổ sung thuốc bổ tổng hợp trộn vào trong thức ăn cho tôm ăn tăng cường sức khoẻ cho tôm. Thường xuyên lặn kiểm tra để xác định thức ăn thừa hay thiếu, tình trạng sức khoẻ của tôm, định kỳ 3 ngày vệ sinh và kiểm tra lồng nuôi để kịp thời sửa chữa.
Sau 8 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng từ 0,9 kg đến 1,0 kg/con, tỷ lệ sống đạt 92%, hệ số thức ăn là 15.0. Giá bán tôm thương phẩm hiện tại là 1,8 triệu đồng/kg, anh Được thu khoảng 225 triệu đồng. Tổng chi hết khoảng 139 triệu đồng, anh Được còn lãi khoảng 86 triệu đồng.
Tại buổi tổng kết, ý kiến đánh giá của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình và cộng tác viên đều cho rằng, tuy đây là mô hình lần đầu tiên được thực hiện tại xã Phổ Thạnh nhưng đã thành công cả về mặt kỹ thuật và kinh tế.
Người dân tham dự buổi tổng kết đã trao đổi sôi nổi về kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng, những lo lắng về chất lượng con giống, quy hoạch vùng nuôi an toàn không bị ảnh hưởng bởi tàu thuyền, kỹ thuật phòng trị bệnh, giá cả thị trường tôm thương phẩm...
Kết luận tại buổi tổng kết, ông Phạm Giang Nam – trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ đã đề nghị hộ tham gia mô hình hộ ông Đỗ Văn Được, cần phổ biến kỹ thuật nuôi cho người dân có nhu cầu nuôi tôm hùm. Đồng thời đề nghị UBND xã Phổ Thạnh quy hoạch vùng nuôi an toàn, tránh tình trạng người dân ồ ạt nuôi tôm hùm tự phát.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, đến nay, toàn huyện đã thu hoạch gần 6.000ha mía, chiếm hơn 71% diện tích toàn huyện. Hiện tại, các vùng mía thường bị ngập sâu ở các xã như: Hòa Mỹ, Phương Bình, Hòa An, Phụng Hiệp,… bà con thu hoạch mía cơ bản dứt điểm, chỉ còn lại ở những địa phương có nền đất cao, không bị đe dọa nước lũ.

Anh Đạo cho biết, mới đầu nghĩ chỉ thử làm cho vui, nào ngờ cây mướp lại đậu trái ngoài mong đợi. Để có được những quả mướp hương dài, thơm như vậy, anh đã gieo đồng thời 7 hạt mướp hương với 7 hạt mướp giống quả dài. Khi cây nảy mầm, phát triển được 15 ngày, anh Đạo cắt ngọn mướp hương ghép vào gốc mướp quả dài.

Mô hình chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai được triển khai tại xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong vụ Mùa 2014, quy mô 4,3 ha, gồm 32 hộ tham gia, sản xuất bằng giống bắp PAC 999 và CP 333. Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật...

Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đang triển khai trồng thêm 2 ha cây tam thất tại thôn Đội 4, xã Nàn Sán (1 ha); thôn Ngã 3, xã Mản Thẩn (1 ha) và giao cho các nhóm hộ thực hiện. Hiện nay, việc làm giàn cơ bản đã xong, giống cây cũng đã sẵn sàng để tiến hành trồng ngay trong tháng 11 này. Ước tính kinh phí đầu tư trồng 1 ha tam thất từ 700 đến 800 triệu đồng.