Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Nuôi Hình Tôm Hùm Lồng Ở Cửa Biển Sa Huỳnh Ở Quảng Ngãi

Hiệu Quả Mô Nuôi Hình Tôm Hùm Lồng Ở Cửa Biển Sa Huỳnh Ở Quảng Ngãi
Ngày đăng: 09/12/2012

Năm 2012, TT Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ngãi giao cho Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ trực tiếp thực hiện mô hình nuôi tôm hùm lồng tại hộ ông Đỗ Văn Được, thôn Thạch Bi 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, với qui mô 3 lồng nuôi (tổng thể tích 15 m3).

Trước khi triển khai mô hình, hộ tham gia mô hình được hướng dẫn và tập huấn kỹ thuật nuôi tôm hùm. Lồng nuôi được thiết kế: khung lồng có đường kính 16 cm, có 2 lớp lưới bọc bên ngoài, kích thước mắt lưới bao ngoài là 3 cm, lưới bên trong có kích thước mắt lưới 2,5 cm. Trên mặt lồng có gắn ống nhựa cho ăn. Vị trí đặt lồng ở cửa biển Sa Huỳnh, tương đối kín gió, nguồn nước tương đối ổn định quanh năm, tàu bè ít qua lại, độ sâu nước biển trên 5m. Tổng số giống tôm thả ban đầu là 150 con, tôm giống khỏe mạnh, tương đối đồng đều về kích cỡ (trung bình 150 gram/con), màu sắc tươi sáng, không bị mất phần phụ.

Ngày 03/12/2012, Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ đã tổ chức tổng kết mô hình. Theo báo cáo của hộ tham gia mô hình tại buổi tổng kết, tôm được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 6 - 8 giờ sáng và 4 - 6 giờ chiều. Thức ăn chủ yếu là cá tạp tươi, cắt nhỏ cho vừa cỡ với miệng tôm. Trước khi cho ăn phải rửa sạch thức ăn bằng nước ngọt. Tôm hùm ăn tạp và ít kén chọn thức ăn vì vậy không nhất thiết cho ăn cùng một loại cá. Định kỳ bổ sung thuốc bổ tổng hợp trộn vào trong thức ăn cho tôm ăn tăng cường sức khoẻ cho tôm. Thường xuyên lặn kiểm tra để xác định thức ăn thừa hay thiếu, tình trạng sức khoẻ của tôm, định kỳ 3 ngày vệ sinh và kiểm tra lồng nuôi để kịp thời sửa chữa.

Sau 8 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng từ 0,9 kg đến 1,0 kg/con, tỷ lệ sống đạt 92%, hệ số thức ăn là 15.0. Giá bán tôm thương phẩm hiện tại là 1,8 triệu đồng/kg, anh Được thu khoảng 225 triệu đồng. Tổng chi hết khoảng 139 triệu đồng, anh Được còn lãi khoảng 86 triệu đồng.

Tại buổi tổng kết, ý kiến đánh giá của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình và cộng tác viên đều cho rằng, tuy đây là mô hình lần đầu tiên được thực hiện tại xã Phổ Thạnh nhưng đã thành công cả về mặt kỹ thuật và kinh tế.

Người dân tham dự buổi tổng kết đã trao đổi sôi nổi về kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng, những lo lắng về chất lượng con giống, quy hoạch vùng nuôi an toàn không bị ảnh hưởng bởi tàu thuyền, kỹ thuật phòng trị bệnh, giá cả thị trường tôm thương phẩm...

Kết luận tại buổi tổng kết, ông Phạm Giang Nam – trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ đã đề nghị hộ tham gia mô hình hộ ông Đỗ Văn Được, cần phổ biến kỹ thuật nuôi cho người dân có nhu cầu nuôi tôm hùm. Đồng thời đề nghị UBND xã Phổ Thạnh quy hoạch vùng nuôi an toàn, tránh tình trạng người dân ồ ạt nuôi tôm hùm tự phát.


Có thể bạn quan tâm

Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Thu Lợi Cao Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Thu Lợi Cao

Trong vòng nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tăng mạnh trở lại sau một thời gian giảm nhẹ. Nhiều hộ dân nhờ giá tôm tăng mạnh đã thu bạc tỉ chỉ trong thời gian 2-3 tháng thả nuôi với loại tôm thẻ chân trắng.

06/11/2013
Khấm Khá Với Nghề Nuôi Dê Khấm Khá Với Nghề Nuôi Dê

Nuôi dê từ năm 2004, dù bị nhiều thất bại, nhưng chị Bùi Thị Lượm, ngụ tổ 3, ấp Mỹ Hòa, xã Song Thuận (Châu Thành - Tiền Giang) vẫn không nản chí, kiên nhẫn gắn bó với nghề. Đến nay, chị là 1 trong những người nuôi dê nhiều nhất xã.

06/11/2013
Hỗ Trợ 59,5 Triệu Đồng Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Gà Tàu Vàng Tại Xã Núi Voi (An Giang) Hỗ Trợ 59,5 Triệu Đồng Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Gà Tàu Vàng Tại Xã Núi Voi (An Giang)

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài cơ sở “Khảo sát đặc tính thích nghi, khả năng sinh trưởng và đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà tàu vàng tại xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên”, do Thạc sĩ Trần Hiếu Thuận-Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên làm chủ nhiệm.

06/11/2013
Nghề Chăn Nuôi Heo Vẫn Còn Nhiều Khó Khăn Nghề Chăn Nuôi Heo Vẫn Còn Nhiều Khó Khăn

So với những địa phương khác, Bạc Liêu rất thuận lợi trong phát triển nghề chăn nuôi heo, vì có nhiều lợi thế của một tỉnh nông nghiệp. Khổ nỗi, nghề chăn nuôi lâu nay vẫn chưa giúp nông dân làm giàu, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với việc thua lỗ khi vật nuôi gặp nhiều rủi ro, dịch bệnh.

06/11/2013
Quy Hoạch Vùng Chăn Nuôi Tập Trung Quy Hoạch Vùng Chăn Nuôi Tập Trung

Huyện Long Thành hiện có 140 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, bao gồm 119 trại chăn nuôi heo với tổng đàn là 56 ngàn con và 21 trại nuôi gà với tổng đàn 631 ngàn con, trong đó một số trang trại nằm xen lẫn với khu dân cư. Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi có diện tích 156 hécta tại 3 ấp 7, 8 và Suối Cả, xã Bàu Cạn. Cụm giết mổ tập trung được bố trí tại ấp Xóm Trầu (xã Long An) và ấp 5 (xã Long Phước) theo công nghệ hiện đại.

06/11/2013