Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình vỗ béo bò ở Ðồng Sim

Hiệu quả mô hình vỗ béo bò ở Ðồng Sim
Ngày đăng: 07/10/2015

Có 6 hộ chăn nuôi đủ điều kiện về chuồng trại, có vốn đầu tư, được chọn để xây dựng mô hình. Mỗi hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 4,5 triệu đồng mua bò giống, 30% tiền thức ăn cho bò, thuốc thú y.

Sau khi được tập huấn, các hộ tham gia mô hình đều thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ béo bò, kết quả, bò tăng trọng từ 46 kg đến 61 kg/con.

Trừ chi chí, bình quân hộ chăn nuôi thu lợi nhuận gần 3 triệu đồng/con bò trong thời gian gần 2 tháng nuôi vỗ béo. 

Ông Nguyễn Văn Liêm, hộ tham gia mô hình, có chỉ số bò tăng trọng đạt cao nhất, sau gần 2 tháng vỗ béo, bò tăng trọng 61 kg.

Ông Liêm cho biết

“Tui mua con bò về nuôi vỗ béo với giá 21 triệu đồng, sau 2 tháng, thương lái kiểm tra, trả giá 34 triệu đồng nhưng tui chưa bán”.

Như vậy, trong thời gian 2 tháng ông Liêm có thể lời đến 11 triệu đồng cho một con bò vỗ béo (sau khi trừ chi phí thức ăn 2 triệu đồng). 

Thôn Đồng Sim có đàn bò trên 800 con, song điều kiện đất đai địa phương khô cằn, lượng thức ăn thô rất nghèo trong mùa khô; riêng thực phẩm tinh như các loại bột bắp, bột mì, đậu các loại bà con nông dân có thể sản xuất và dự trữ tốt.

Tuy nhiên, do không biết kết hợp sử dụng nên đàn bò chỉ được thả rông ăn thức ăn thô, không được vỗ béo trước khi bán, tỉ lệ thịt thấp, giá không cao.

Mô hình giúp các hộ chăn nuôi tiếp cận với công thức vỗ béo bò bằng cách tận dụng thực phẩm sẵn có tại địa phương để tạo ra hỗn hợp thức ăn giàu dinh dưỡng thay cho thực phẩm công nghiệp (giá cao) dùng vỗ béo bò trước khi bán.

Anh Lý Xuân Hiệp, một hộ tham gia mô hình, chia sẻ: “Tôi mới nuôi 2 tháng mà bò tăng trọng được 50 kg, tôi thấy mô hình này rất hiệu quả.

Tôi mong Trạm Khuyến nông đưa về nhiều mô hình hữu ích như thế này để giúp bà con thoát nghèo”.

Ông Trương Đình Châu, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tây Xuân, cho rằng đây là mô hình rất thiết thực đối với thôn đặc biệt khó khăn Đồng Sim; bà con nông dân địa phương cần học hỏi, áp dụng. Địa phương sẽ quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho bà con phát triển mạnh phong trào chăn nuôi bò.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Thẻ Chân Trắng “Lột Xác” Ngoạn Mục Tôm Thẻ Chân Trắng “Lột Xác” Ngoạn Mục

Kịp thời nắm bắt cơ hội, bù đắp vào sản lượng tôm sụt giảm tại nhiều nước do dịch bệnh, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về sản lượng tôm và lần đầu tiên, tôm thẻ chân trắng đã “lột xác” ngoạn mục, vượt tôm sú cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu.

27/12/2013
Công Bố 2 Tỉnh Có Dịch Lở Mồm Long Móng Công Bố 2 Tỉnh Có Dịch Lở Mồm Long Móng

Ngày 7/1, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) công bố 2 tỉnh Lạng Sơn, Phú Yên hiện có dịch lở mồm long móng (LMLM) chưa qua 21 ngày.

13/01/2014
Nông Dân Bình Phước Phục Hồi Ngành Chăn Nuôi Phục Vụ Tết Nông Dân Bình Phước Phục Hồi Ngành Chăn Nuôi Phục Vụ Tết

Hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh Bình Phước đang tích cực tái đàn, chăm sóc gia súc, gia cầm (GSGC) để phục vụ tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Điều đáng mừng với người chăn nuôi là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá GSGC đang tăng trở lại.

27/12/2013
Cây Khóm Trên Vùng Đất Phèn - Mặn Tân Phước Cây Khóm Trên Vùng Đất Phèn - Mặn Tân Phước

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có hơn 15.000 ha cây khóm với sản lượng khoảng 250 ngàn tấn/năm và là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích cây khóm. Thời gian qua, nhờ sự cần cù lao động và áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật nên nông dân huyện Tân Phước đã trồng khóm đạt năng suất, chất lượng cao, làm thay đổi diện mạo một vùng đất "rốn lũ - rốn phèn".

08/11/2013
Xanh Lại Vườn Dâu Ở Lâm Hà Xanh Lại Vườn Dâu Ở Lâm Hà

Bén rễ trên miền đất đỏ cao nguyên đã mấy chục năm nay và cây dâu con tằm đã trải qua bao nhiêu thăng trầm nhưng những cư dân nơi đây vẫn duy trì nó như gìn giữ một nghề truyền thống của tổ tiên xưa.

27/12/2013