Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Giống Cấp 2 Tại Kỳ Sơn

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.
Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc, sử dụng nguồn nước sạch,... nên cá giống sinh trưởng và phát triển tốt không xuất hiện dich bệnh. Chiều dài trung bình của cá tăng nhanh, khi thu hoạch đạt 11 – 12 cm. Cá có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường sống, tỷ lệ hao hụt thấp. Thực tế kiểm tra tại mô hình cho thấy năng suất đạt 2 tấn/0,5ha (4 tấn/ha).
Hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy, chi phí đầu tư ban đầu và công lao động đầu tư cho mô hình là 44, 5 triệu đồng. Sau hơn 3 tháng ương nuôi, tổng thu nhập của mô hình đạt 140 triệu đồng. Như vậy, hiệu quả từ việc xây dựng mô hình ương nuôi cá giống cấp 2 đạt lãi ròng 95,5 triệu đồng/0,5ha.
Trong quá trình triển khai thực hiện, mô hình nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, cán bộ trạm khuyến nông huyện và cán bộ chỉ đạo kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An. Các hộ tham gia mô hình tự nguyện và có trách nhiệm cao. Kế hoạch nguồn vốn được triển khai sớm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ vật tư, giống đầy đủ kịp thời.
Bên cạnh thuận lợi, mô hình cũng gặp một số khó khăn như: giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, các hộ tham gia chủ yếu là những hộ nghèo, nhận thức còn hạn chế.
Mô hình cho hiệu quả kinh tế khá, giúp tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, mô hình giải quyết nhu cầu tại chỗ về con giống cho người dân trong vùng, tạo niềm tin cho người dân trong việc chủ động ương nuôi cá giống tại địa phương.
Việc ương nuôi cá giống cấp 2 tại các bản vùng sâu vùng xa để người dân thực hiện giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao về nhận thức cho bà con dân tộc thiểu số rất cân thiết và đúng với chủ trương của xã, huyện cũng như nguyện vọng của người dân. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình tại xã Bảo Thắng nói riêng và các xã vùng sâu vùng xa của huyện Kỳ Sơn nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay là năm thứ 4 nông dân ở các xã vùng ngập mặn, ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh tiếp tục thu được lợi nhuận cao từ mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển. Với diện tích bình quân 1 ha nuôi tôm sú kết hợp với cua biển, nông dân có thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng.

Theo khung lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản 2015 của Sở NN & PTNT, hiện nay là vụ nuôi chính thứ 2 của năm. Tuy nhiên, tại các vùng nuôi trọng điểm người dân do lo ngại dịch bệnh trên tôm tái phát nên chỉ thả nuôi cầm chừng, nhiều nơi vẫn còn “treo” ao.

Đánh giá từ cơ quan chức năng thì nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thiếu tính bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro về dịch bệnh. Những rủi ro này một phần nguyên nhân do nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh chưa chủ động được về nguồn giống, từ số lượng đến chất lượng giống. Trước thực trạng đó, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm, nâng cấp, mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất giống hiện có trên địa bàn tỉnh là giải pháp cho việc giải bài toán về con giống cho nghề nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
Ngày 24/7/2015, tại hội trường UBND xã Ngũ Lạc - huyện Duyên Hải, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh kết hợp Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm cho gần 50 bà con nông dân ở hai huyện, Duyên Hải và Cầu Ngang. Tham gia buổi hội thảo có ông Phạm Nam Dương, Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh, Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo Hội Nông dân huyện Duyên Hải.

Cách đây 10 năm, nhận thấy heo rừng dễ nuôi, nguồn thức ăn cho chúng chủ yếu từ thiên nhiên, cựu chiến binh Chung Văn Tuấn, ngụ xã Tân Điền (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chọn nuôi và ông đã thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.