Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Giống Cấp 2 Tại Kỳ Sơn

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.
Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc, sử dụng nguồn nước sạch,... nên cá giống sinh trưởng và phát triển tốt không xuất hiện dich bệnh. Chiều dài trung bình của cá tăng nhanh, khi thu hoạch đạt 11 – 12 cm. Cá có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường sống, tỷ lệ hao hụt thấp. Thực tế kiểm tra tại mô hình cho thấy năng suất đạt 2 tấn/0,5ha (4 tấn/ha).
Hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy, chi phí đầu tư ban đầu và công lao động đầu tư cho mô hình là 44, 5 triệu đồng. Sau hơn 3 tháng ương nuôi, tổng thu nhập của mô hình đạt 140 triệu đồng. Như vậy, hiệu quả từ việc xây dựng mô hình ương nuôi cá giống cấp 2 đạt lãi ròng 95,5 triệu đồng/0,5ha.
Trong quá trình triển khai thực hiện, mô hình nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, cán bộ trạm khuyến nông huyện và cán bộ chỉ đạo kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An. Các hộ tham gia mô hình tự nguyện và có trách nhiệm cao. Kế hoạch nguồn vốn được triển khai sớm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ vật tư, giống đầy đủ kịp thời.
Bên cạnh thuận lợi, mô hình cũng gặp một số khó khăn như: giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, các hộ tham gia chủ yếu là những hộ nghèo, nhận thức còn hạn chế.
Mô hình cho hiệu quả kinh tế khá, giúp tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, mô hình giải quyết nhu cầu tại chỗ về con giống cho người dân trong vùng, tạo niềm tin cho người dân trong việc chủ động ương nuôi cá giống tại địa phương.
Việc ương nuôi cá giống cấp 2 tại các bản vùng sâu vùng xa để người dân thực hiện giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao về nhận thức cho bà con dân tộc thiểu số rất cân thiết và đúng với chủ trương của xã, huyện cũng như nguyện vọng của người dân. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình tại xã Bảo Thắng nói riêng và các xã vùng sâu vùng xa của huyện Kỳ Sơn nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận (Sở Nông nghiệp & PTNN), tính từ đầu năm 2015 đến ngày 31/7, tổng sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 98.201 tấn, bằng 52% kế hoạch năm. Nhìn chung hoạt động đánh bắt trên biển thời gian qua của bà con ngư dân địa phương còn gặp khó khăn, nhất là trong quý I do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên tình trạng tàu nằm bờ khá phổ biến. Kể từ tháng 4 trở lại đây thì thời tiết thuận lợi hơn, do vậy các phương tiện tàu thuyền đã có điều kiện vươn khơi bám biển, đẩy mạnh khai thác vụ cá Nam.

Trồng giống cà tím “Cơm Xanh”, nhưng đến lúc thu hoạch lại bị biến thành giống cà “ngũ sắc”, nhiều hộ dân ở huyện Đông Anh, Hà Nội đã rơi vào tình cảnh trắng tay.

Từ khu đất thùng vũng đấu thầu cách đây hơn 10 năm, anh Lê Đình Hưởng, khu 4, xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đã gây dựng được trang trại tổng hợp cho doanh thu vài tỷ đồng mỗi năm.

Mô hình nuôi cá mụ cọp bằng lồng bè được quản lý và chăm sóc chặt chẽ, cá nuôi phát triển tốt, tại các điểm xây dựng mô hình cá có tỷ lệ sống trên 70%, đạt hiệu quả kinh tế, năng suất cao, có khả năng nhân rộng.