Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Giống Cấp 2 Tại Kỳ Sơn

Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Giống Cấp 2 Tại Kỳ Sơn
Ngày đăng: 24/01/2014

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.

Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc, sử dụng nguồn nước sạch,... nên cá giống sinh trưởng và phát triển tốt không xuất hiện dich bệnh. Chiều dài trung bình của cá tăng nhanh, khi thu hoạch đạt 11 – 12 cm. Cá có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường sống, tỷ lệ hao hụt thấp. Thực tế kiểm tra tại mô hình cho thấy năng suất đạt 2 tấn/0,5ha (4 tấn/ha).

Hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy, chi phí đầu tư ban đầu và công lao động đầu tư cho mô hình là 44, 5 triệu đồng. Sau hơn 3 tháng ương nuôi, tổng thu nhập của mô hình đạt 140 triệu đồng. Như vậy, hiệu quả từ việc xây dựng mô hình ương nuôi cá giống cấp 2 đạt lãi ròng 95,5 triệu đồng/0,5ha.

Trong quá trình triển khai thực hiện, mô hình nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, cán bộ trạm khuyến nông huyện và cán bộ chỉ đạo kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An. Các hộ tham gia mô hình tự nguyện và có trách nhiệm cao. Kế hoạch nguồn vốn được triển khai sớm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ vật tư, giống đầy đủ kịp thời.

Bên cạnh thuận lợi, mô hình cũng gặp một số khó khăn như: giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, các hộ tham gia chủ yếu là những hộ nghèo, nhận thức còn hạn chế.

Mô hình cho hiệu quả kinh tế khá, giúp tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, mô hình giải quyết nhu cầu tại chỗ về con giống cho người dân trong vùng, tạo niềm tin cho người dân trong việc chủ động ương nuôi cá giống tại địa phương.

Việc ương nuôi cá giống cấp 2 tại các bản vùng sâu vùng xa để người dân thực hiện giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao về nhận thức cho bà con dân tộc thiểu số rất cân thiết và đúng với chủ trương của xã, huyện cũng như nguyện vọng của người dân. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình tại xã Bảo Thắng nói riêng và các xã vùng sâu vùng xa của huyện Kỳ Sơn nói chung.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp của huyện Phước Sơn gần đây đã có những chuyển biến tích cực.

17/06/2015
Trồng rừng thân thiện với môi trường Trồng rừng thân thiện với môi trường

Nhận thấy việc trồng keo “ăn xổi” (chưa đến tuổi đã thu hoạch) đã để lại hệ lụy về môi trường nghiêm trọng, nhiều năm qua, Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ba Tơ đã hướng đến việc trồng rừng thân thiện với môi trường.

17/06/2015
Tập trung phòng trừ dịch rệp sáp bột hồng cho cây sắn Tập trung phòng trừ dịch rệp sáp bột hồng cho cây sắn

Rệp sáp bột hồng hại sắn là đối tượng dịch hại mới được phát hiện trên địa bàn Quảng Trị lần đầu tiên tại Hướng Hóa vào tháng 8/2013 với diện tích 5 ha. Từ đó đến hết năm 2014, do chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu nên dịch này đã lây lan sang các vùng trồng sắn trên toàn tỉnh với diện tích 440 ha trên giống KM94.

17/06/2015
Rất khó để trồng cây đậu xanh né hạn Rất khó để trồng cây đậu xanh né hạn

Trước tình hình hạn hán diễn ra gay gắt, từ đầu tháng 4/2015, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh Quảng Trị phương án chống hạn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vụ hè thu 2015.

17/06/2015
Vườn vải thiều bạc tỉ có một không hai ở Bắc Giang Vườn vải thiều bạc tỉ có một không hai ở Bắc Giang

Việc cho vải ra quả từ thân đã mang lại những hiệu quả về kinh tế, thu hái nhanh, bớt đi một nửa nhân công trong những ngày cao điểm, giá cao và ổn định.

17/06/2015