Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Giống Cấp 2 Tại Kỳ Sơn

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.
Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc, sử dụng nguồn nước sạch,... nên cá giống sinh trưởng và phát triển tốt không xuất hiện dich bệnh. Chiều dài trung bình của cá tăng nhanh, khi thu hoạch đạt 11 – 12 cm. Cá có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường sống, tỷ lệ hao hụt thấp. Thực tế kiểm tra tại mô hình cho thấy năng suất đạt 2 tấn/0,5ha (4 tấn/ha).
Hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy, chi phí đầu tư ban đầu và công lao động đầu tư cho mô hình là 44, 5 triệu đồng. Sau hơn 3 tháng ương nuôi, tổng thu nhập của mô hình đạt 140 triệu đồng. Như vậy, hiệu quả từ việc xây dựng mô hình ương nuôi cá giống cấp 2 đạt lãi ròng 95,5 triệu đồng/0,5ha.
Trong quá trình triển khai thực hiện, mô hình nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, cán bộ trạm khuyến nông huyện và cán bộ chỉ đạo kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An. Các hộ tham gia mô hình tự nguyện và có trách nhiệm cao. Kế hoạch nguồn vốn được triển khai sớm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ vật tư, giống đầy đủ kịp thời.
Bên cạnh thuận lợi, mô hình cũng gặp một số khó khăn như: giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, các hộ tham gia chủ yếu là những hộ nghèo, nhận thức còn hạn chế.
Mô hình cho hiệu quả kinh tế khá, giúp tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, mô hình giải quyết nhu cầu tại chỗ về con giống cho người dân trong vùng, tạo niềm tin cho người dân trong việc chủ động ương nuôi cá giống tại địa phương.
Việc ương nuôi cá giống cấp 2 tại các bản vùng sâu vùng xa để người dân thực hiện giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao về nhận thức cho bà con dân tộc thiểu số rất cân thiết và đúng với chủ trương của xã, huyện cũng như nguyện vọng của người dân. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình tại xã Bảo Thắng nói riêng và các xã vùng sâu vùng xa của huyện Kỳ Sơn nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này trên vạt đồi của các thôn: Đồng Cống, Hồ Sơn 1, Quất Sơn, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang không khí người dân chăm sóc dứa nhộn nhịp hẳn lên. Những quả dứa lúp xúp đang vươn mình chuyển sang màu vàng làm cho người trồng dứa vui hơn mỗi khi Tết đến xuân về.

Học xong đại học, thay vì đi xin việc làm ở các doanh nghiệp, anh Lê Phan Hữu Hưng ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai lại về quê với quyết tâm mang kiến thức phục vụ quê hương.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có công văn giao giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động phối hợp triển khai chiến dịch phòng trị bệnh chổi rồng trên nhãn một cách thiết thực và hiệu quả.

Do thời tiết bất lợi nên nhà vườn trồng bưởi trên địa bàn huyện Châu Thành (Hậu Giang) gặp khó khăn trong việc xử lý ra hoa đậu trái, từ đó sản lượng giảm chỉ còn khoảng 1/4 so với năm trước. Tuy nhiên, giá bưởi hiện nay tăng từ 2 - 3 lần khiến nhà vườn rất phấn khởi.

Những ngày này, vườn xoài cát Hòa Lộc 1.000 cây (trên diện tích 4 ha) đang cho trái nghịch vụ khá nhiều của gia đình ông La Văn Điều, ở thôn Đá Trắng, được thương lái tìm đến mua với giá cao. Qua trao đổi, ông Điều cho biết, vườn xoài cát Hòa Lộc này được trồng cách đây hơn 4 năm. Đây là đợt trái nghịch vụ năm thứ 2 tương đối hiệu quả. Mùa xoài nghịch vụ năm rồi thu bán giá 30.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng.