Hiệu quả mô hình trồng hoa hồng trên đất lúa
Dạo quanh khu vực trồng hoa hồng của gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng có thể thấy được quá trình lao động khá công phu và kiên trì. Anh Hùng tâm sự: “Khoảng thời gian năm 2005, diện tích 9 công đất nông nghiệp của gia đình tôi chủ yếu canh tác lúa, thu nhập mang lại chỉ đủ sống. Tận dụng đất nhà còn nhiều khoảng trống tôi lên giàn trồng thử vài chục giỏ hoa hồng. Ban đầu, do không nắm được kỹ thuật nên bị sâu bệnh tấn công, năng suất mang lại thấp”.
Nhận thấy trồng hoa hồng trên đất lúa là mô hình có thể cải thiện kinh tế gia đình, anh Hùng quyết định đầu tư vốn để lên giàn trồng hoa hồng. Để nắm vững các phương pháp canh tác hoa hồng, anh Hùng chủ động học hỏi cách trồng của những nông dân tại làng hoa Sa Đéc, đồng thời thường xuyên theo dõi, học tập kinh nghiệm cách phòng và trị bệnh cho cây từ sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng.
Anh Hùng chia sẻ: “Trồng hoa hồng trên đất lúa khâu quan trọng nhất là chủ động được việc chọn giống tốt, nguồn nước tưới, bón phân hợp lý và hạn chế sử dụng phân hóa học. Tuy nhiên, mấu chốt quan trọng mang lại thành công trong mô hình trồng hoa hồng của gia đình tôi là việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm các bước từ ươm giống, trồng thành luống, khoảng cách giữa mỗi luống và sử dụng phân hữu cơ cho hoa...”. Theo anh Hùng, chú ý giữ khoảng cách từ mặt nước lên giàn hoa phải ở mức 20cm. Khi hoa hồng trong giai đoạn phát triển, phải chăm sóc kỹ theo chế độ hợp lý để giữ hoa không bị sâu bệnh và ngã đổ. Bên cạnh đó, hoa hồng giai đoạn trưởng thành phải chủ động tỉa bớt bông thừa để cây tập trung dinh dưỡng cho những bông chủ lực.
Từ khi áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật trong canh tác, hoa hồng của gia đình anh Hùng ngày càng đẹp, ít sâu bệnh và năng suất mang lại cao hơn so với trước.
Hiện tại, mỗi năm diện tích trồng hoa của anh Hùng có thể cho ra thị trường 15.000 giỏ hoa hồng (hồng lửa, hồng tỉ muội), trừ các khoản phí, gia đình anh còn lời khoảng 200 triệu đồng.
Với diện tích trồng hoa hồng trên đất lúa cho thu nhập ổn định, các hộ nông dân trong xã cũng đến tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm. Vì vậy, ai muốn học hỏi về kinh nghiệm trồng hoa hồng thì anh Hùng tận tình hướng dẫn cặn kẽ từ chọn giống khỏe, nước tưới, phân bón, đến việc hạn chế sử dụng phân hóa học mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Mô hình trồng hoa hồng của gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng đã và đang khẳng định hướng đi mới từ việc sản xuất trên đất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 11/9, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã thông báo hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trả lời các câu hỏi của phóng viên về những vấn đề báo chí quan tâm.

Trước khi xuống giống, các nhà vườn trồng thanh long ở Đài Loan đánh luống cao để tránh bị úng nước. Ngoài cây trụ cho thanh long bám, nhà vườn Đài Loan còn làm giá đỡ. Trong quá trình phát triển, cây thanh long được cung cấp thêm dưỡng chất canxi bằng cách rải nhiều vỏ trứng gà vịt, vỏ trấu vào gốc cây, tạo độ tơi xốp và mát cho rễ cây bởi nó có bộ rễ ăn lan mặt đất.

Sáng 11-9, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tham gia đoàn công tác còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Theo một số chủ doanh nghiệp (DN), trang trại, hiện nhiều DN, trang trại chăn nuôi đang chuyển hướng từ làm gia công cho các doanh nghiệp FDI sang tự chủ, thành đối tác làm ăn với họ. Các chủ DN, trang trại ngày càng quan tâm xây dựng chuỗi trong chăn nuôi nhằm tăng sức cạnh tranh.

Nhằm giúp người trồng mía có những thông tin về công tác chuẩn bị, tình hình giá cả, chính sách thu mua, cũng như những kế hoạch sản xuất trong vụ mía 2014-2015, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), xung quanh những vấn đề mà bà con nông dân quan tâm hiện nay.