Hiệu quả mô hình trồng hoa hồng trên đất lúa
Dạo quanh khu vực trồng hoa hồng của gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng có thể thấy được quá trình lao động khá công phu và kiên trì. Anh Hùng tâm sự: “Khoảng thời gian năm 2005, diện tích 9 công đất nông nghiệp của gia đình tôi chủ yếu canh tác lúa, thu nhập mang lại chỉ đủ sống. Tận dụng đất nhà còn nhiều khoảng trống tôi lên giàn trồng thử vài chục giỏ hoa hồng. Ban đầu, do không nắm được kỹ thuật nên bị sâu bệnh tấn công, năng suất mang lại thấp”.
Nhận thấy trồng hoa hồng trên đất lúa là mô hình có thể cải thiện kinh tế gia đình, anh Hùng quyết định đầu tư vốn để lên giàn trồng hoa hồng. Để nắm vững các phương pháp canh tác hoa hồng, anh Hùng chủ động học hỏi cách trồng của những nông dân tại làng hoa Sa Đéc, đồng thời thường xuyên theo dõi, học tập kinh nghiệm cách phòng và trị bệnh cho cây từ sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng.
Anh Hùng chia sẻ: “Trồng hoa hồng trên đất lúa khâu quan trọng nhất là chủ động được việc chọn giống tốt, nguồn nước tưới, bón phân hợp lý và hạn chế sử dụng phân hóa học. Tuy nhiên, mấu chốt quan trọng mang lại thành công trong mô hình trồng hoa hồng của gia đình tôi là việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm các bước từ ươm giống, trồng thành luống, khoảng cách giữa mỗi luống và sử dụng phân hữu cơ cho hoa...”. Theo anh Hùng, chú ý giữ khoảng cách từ mặt nước lên giàn hoa phải ở mức 20cm. Khi hoa hồng trong giai đoạn phát triển, phải chăm sóc kỹ theo chế độ hợp lý để giữ hoa không bị sâu bệnh và ngã đổ. Bên cạnh đó, hoa hồng giai đoạn trưởng thành phải chủ động tỉa bớt bông thừa để cây tập trung dinh dưỡng cho những bông chủ lực.
Từ khi áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật trong canh tác, hoa hồng của gia đình anh Hùng ngày càng đẹp, ít sâu bệnh và năng suất mang lại cao hơn so với trước.
Hiện tại, mỗi năm diện tích trồng hoa của anh Hùng có thể cho ra thị trường 15.000 giỏ hoa hồng (hồng lửa, hồng tỉ muội), trừ các khoản phí, gia đình anh còn lời khoảng 200 triệu đồng.
Với diện tích trồng hoa hồng trên đất lúa cho thu nhập ổn định, các hộ nông dân trong xã cũng đến tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm. Vì vậy, ai muốn học hỏi về kinh nghiệm trồng hoa hồng thì anh Hùng tận tình hướng dẫn cặn kẽ từ chọn giống khỏe, nước tưới, phân bón, đến việc hạn chế sử dụng phân hóa học mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Mô hình trồng hoa hồng của gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng đã và đang khẳng định hướng đi mới từ việc sản xuất trên đất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Cây bơ có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, chất hữu cơ cao, độ pH đất thích hợp nhất từ 5 - 6.

Ngày 24/7/2013, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá bộ giống lúa DTS (Dong Thap Seeds - giống Đồng Tháp) vụ hè thu năm 2013 tại trại giống An Phong, huyện Thanh Bình, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp).

Trước tình hình dịch tai xanh ở lợn và lở mồm long móng ở gia súc xuất hiện trở lại tại nhiều địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương, ngành liên quan khẩn trương triển khai mọi biện pháp để nhanh chóng khống chế các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh trên các địa bàn khác.

Trong những năm gần đây, tại Tây Ninh, nhiều người dân đổ xô mua thỏ về nuôi, kiếm thêm thu nhập. Thời điểm cách đây chừng 5 năm, thỏ có giá, nhiều gia đình có lãi lớn khi nuôi thỏ. Hộ ít nhất cũng dư được 3 triệu đồng, hộ nhiều nhất cũng vài chục triệu đồng mỗi tháng. Thế nhưng, hiện nay, nghề nuôi thỏ đang rất bấp bênh về thị trường, giá cả lên xuống thất thường, khiến người nuôi lao đao.

Nhằm hướng bà con ngư dân sản xuất sản phẩm sạch, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ vốn và kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình "Phát triển nuôi tôm sú theo quy trình GAP".