Hiệu quả mô hình thực nghiệm nuôi gà trống thiến

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại; được chia ra thành 2 phương pháp thiến chính là thiến móc (còn gọi là thiến bụng) và thiến lườn.
Trong 2 phương pháp này, thiến lườn là phương pháp được xem là an toàn hơn, tỷ lệ hao hụt thấp. Kết quả thí nghiệm sau 4 lô, tỷ lệ sống lô 1 đạt 100%, lô 2 đạt gần 94%, lô 3 đạt 100%, lô 4 đạt 100%.
Nhìn chung, mô hình thực nghiệm nuôi gà trống thiến chi phí thức ăn thấp, gà nuôi mau lớn, giá bán cao, có thể tận dụng chất thải làm phân bón cho cây trồng, nông dân có lãi gấp 2 - 3 lần so với nuôi bình thường, trung bình sau 3 tháng, gà có cân nặng từ 2 - 3kg, chất lượng sản phẩm giàu dinh dưỡng và an toàn cho người sử dụng.
Có thể bạn quan tâm

Nói đến nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, người ta thường nghĩ đến cà phê, trà, dâu tằm… Thế nhưng, “Lúa gạo Cát Tiên” là sản phẩm nông nghiệp thứ năm của tỉnh Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhận thương hiệu.

Lễ hội Tịch điền vào mỗi mùa xuân dưới chân núi Đọi (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) có ý nghĩa nhắc chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn đến sự phát triển nông nghiệp bền vững của nông nghiệp trong thời đại ngày nay.

Ngày 6/2, nhiều nông dân tỉnh Sóc Trăng ra đồng thu hoạch lúa Đông xuân chính vụ. Nhờ thời tiết thuận lợi, lúa cho năng suất cao và bán được giá nên nông dân rất phấn khởi.

Giá bán cà phê nhân của nông dân ở thị trường nội địa hiện đang ở mức 34.900 đồng/kg tăng gần 1.400 đồng/kg so với tuần trước (28-1-2014), nhưng nguồn cung trên thị trường vẫn khan hiếm do nông dân giảm lượng bán ra thị trường.

Nếu như ở các nước Brazil, Thái Lan… trong canh tác mía, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 80 - 90% thì tại Việt Nam, tỉ lệ cơ giới hóa hiện chỉ ở mức 10 - 20%, chủ yếu ở khâu làm đất.