Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Rau Áp Dụng Phương Pháp Ủ Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Rau Áp Dụng Phương Pháp Ủ Phân Hữu Cơ Vi Sinh
Ngày đăng: 29/07/2013

Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh hại, phân bón còn có tác dụng tăng cường độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ môi trường.

Nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo sản phẩm an toàn và phát triển bền vững, Trung tâm Sản xuất giống cây trồng Nha Hố đã thực hiện chuyển giao mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh có sử dụng nấm Trichoderma cho các hộ trồng rau màu tại xã An Hải, huyện Ninh Phước. Là loại nấm sống chủ yếu trong đất, Trichoderma lấy dinh dưỡng để phát triển bằng cách phân hủy chất hữu cơ, ức chế và tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh.

Việc bón phân hữu cơ vi sinh có sử dụng nấm Trichoderma tạo sản phẩm rất an toàn, đất không bị ô nhiễm, khả năng giữ ẩm tốt hơn, tăng cường khả năng cải tạo đất do các hệ sinh vật có ích hoạt động mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút thu dinh dưỡng hơn. Mô hình này tận dụng nguồn phân chuồng và phế phẩm nông nghiệp để chế biến phân bón hữu cơ, thời gian ủ phân 2 tháng.

Tại thôn Hòa Thạnh, xã An Hải, có 3 hộ sản xuất rau được Trung tâm Sản xuất giống cây trồng Nha Hố triển khai thực hiện thí điểm. Hộ anh Nguyễn Văn Hưng là một trong 3 hộ được chuyển giao mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh. Anh Hưng cho biết, trước đây gia đình anh trồng rau thường bón phân chuồng không qua quá trình ủ. Sau khi trồng thử nghiệm 1 sào hành ta bón phân hữu cơ vi sinh có sử dụng nấm Trichoderma cho thấy bộ rễ hành làm củ sớm hơn từ 5-10 ngày, sản lượng tăng 30-40%.

Anh Nguyễn Văn Lai phấn khởi nói gia đình anh trồng 4 sào dưa hấu có bón phân hữu cơ vi sinh. Kết quả cho thấy cây dưa phát triển nhanh, dây tốt, lá xanh, trái đẹp và đều. Trước đây, khi bón phân chuồng không qua quá trình ủ, gia đình anh phải chạy thuốc dưới rãnh và phun thuốc trừ nấm, diệt cỏ.

Nhưng khi sử dụng loại phân hữu cơ vi sinh này, cây dưa không còn bị nấm, cỏ cũng giảm đến 80%.  Sản lượng dưa cũng tăng lên gấp đôi, nếu như trước đây sản lượng đạt khoảng 4 tấn/sào thì nay tăng lên khoảng 10 tấn/sào.

Với giá bán 4.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/sào, còn lại anh lãi ròng hàng chục triệu đồng. Trong thời gian tới, anh Lai tiếp tục áp dụng kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh vào trồng trọt. Anh mong muốn mô hình này được nhân rộng để bà con nông dân áp dụng đạt được hiệu quả cao trong sản xuất.

Không chỉ góp phần tăng năng suất, việc áp dụng quy trình ủ phân hữu cơ sinh học vào sản xuất rau màu còn tạo ra được sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường,  bảo đảm sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Mô hình này cần được nhân rộng để nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân và đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả bước đầu của cây thanh long ruột đỏ ở Hướng Hóa Hiệu quả bước đầu của cây thanh long ruột đỏ ở Hướng Hóa

Những năm trở lại đây, nhiều nông dân ở Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa giống cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) từ miền Nam về trồng thử nghiệm.

02/11/2015
Thanh long Mai gia Thanh long Mai gia

5 năm trước, khi giống thanh long ruột trắng gần như bị quên lãng trong suy nghĩ của nhiều nông dân, thì vợ chồng anh Mai Lam Phương (ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) lại có ý tưởng phục tráng giống thanh long ruột trắng sinh thái, chịu mặn, chất lượng cao.

02/11/2015
Xuất khẩu tôm ấm lên vẫn lo Xuất khẩu tôm ấm lên vẫn lo

So với 2 quý đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý 3 bắt đầu khởi sắc, nhiều nhà nhập khẩu đẩy mạnh nhập hàng để dự trữ, phục vụ các dịp lễ hội cuối năm. Dù vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính vẫn sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014...

02/11/2015
Giảm thiệt hại cho cây lúa miền Tây Giảm thiệt hại cho cây lúa miền Tây

Tạo ra các giống lúa mới chống biến đổi khí hậu và áp dụng kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ được coi là hai trong những giải pháp giảm thiệt hại cho nghề trồng lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)– nơi cung cấp tới 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

02/11/2015
Tân Hiệp đủ điều kiện trở thành huyện NTM Tân Hiệp đủ điều kiện trở thành huyện NTM

UBND huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 vào sáng 29.10.

02/11/2015