Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Đậu Nành Kết Hợp Bao Tiêu Sản Phẩm

Vụ hè thu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành triển khai thực hiện mô hình sản xuất đậu nành kết hợp bao tiêu sản phẩm tại xã Tân Nhuận Đông, mô hình bước đầu cho hiệu quả cao hơn so với trồng lúa.
Mô hình sản xuất đậu nành kết hợp bao tiêu sản phẩm được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai thực hiện vụ hè thu năm 2013 tại ấp Tân Lập và Tân Bình, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành với quy mô gần 40ha, có 78 hộ tham gia thực hiện. Tham gia mô hình, nông dân được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, cách bảo quản; cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Nhờ vậy mà năng suất đậu nành của xã đạt khá cao, trung bình trên 21 tạ/ha. Sau khi trừ chi phí 1ha đậu nành cho thu nhập hơn 31 triệu đồng (cao gấp 2 lần so với sản xuất lúa vụ hè thu cùng thời điểm).
Điều đáng mừng là ngoài được hỗ trợ kỹ thuật, người dân còn được ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra với điểm thu mua đậu nành của ông Nguyễn Văn Nho (ở ấp Tân Lập, xã Tân Nhuận Đông). Hợp đồng theo hình thức, trước khi bước vào vụ sản xuất, điểm thu mua của ông Nho tìm đầu mối thu mua đậu nành ở các nơi, sau đó hợp đồng thu mua đậu nành của người dân theo giá thị trường. Vụ hè thu vừa qua, ông Nho thu mua đậu nành của người dân với giá trung bình từ 15.400 - 16.000 đồng/kg (cao hơn giá thị trường 400 đồng/kg) nên đa phần người dân tham gia đều rất phấn khởi.
Ông Tống Thanh Sơn - hộ dân tham gia mô hình ở ấp Tân Lập, xã Tân Nhuận Đông chia sẻ: “Từ khoảng 10 năm trở lại đây, vụ hè thu nào gia đình tôi cũng trồng 8 - 10 công đậu nành. Tùy theo từng loại có giá khác nhau nên chúng tôi không lo hàng không bán được”. Giống như ông Sơn, nhiều người dân địa phương cũng bày tỏ niềm vui mừng, phấn khởi khi đậu nành có được đầu ra tương đối ổn định nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với điểm thu mua đậu nành tại địa phương.
Tuy nhiên, ông Sơn và nhiều nông dân khác đang lo lắng về tình hình tưới tiêu của hoa màu hiện nay do hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh cũng như chưa khép kín ô bao nên chưa chủ động nguồn nước tưới. Từ đó, chưa gieo sạ đồng loạt, cũng như việc phòng trừ cỏ dại. Bên cạnh đó, do tình hình giá cả không ổn định, trong khi chi phí sản xuất ngày càng tăng, nên giá thành sản xuất chắc chắn sẽ cao hơn vụ thử nghiệm vừa qua. Giá cả đậu nành hiện nay rất bấp bênh, nên người dân mong muốn vụ hè thu năm tới sẽ tiếp tục được hỗ trợ để bà con có lợi nhuận cao trong sản xuất.
Bà Đinh Thị Thu Trang - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Nhuận Đông cho biết: Đây là mô hình đầu tiên của xã được thực hiện dưới hình thức liên kết giữa nông dân với điểm thu mua nông sản, từ khâu sản xuất đến bao tiêu sản phẩm. Dù kết quả ban đầu còn khiêm tốn, song đã nói lên được tính hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 3 vụ lúa sang 2 lúa 1 màu mang lại hiệu quả cao. Từ hiệu quả của mô hình này, tới đây xã sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng đậu nành trên địa bàn xã, bên cạnh đó có thể triển khai thêm nhiều loại cây trồng khác, thực hiện ký hợp đồng thu mua và hỗ trợ giống cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày gần đây, thời tiết liên tiếp nắng nóng 35 - 40 độ C khiến cho nhiều hộ dân trong tỉnh Bắc Giang phải xoay sở chống nóng để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi và cây trồng.

Việc phát triển chăn nuôi bò sữa phải được các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát trên cơ sở phát triển có quy hoạch, có kế hoạch gắn với nhu cầu chế biến của các công ty chế biến sữa. Người mới phát triển chăn nuôi bò sữa phải được đào tạo, huấn luyện nhằm sản xuất sản phẩm sữa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả và bền vững.

Ở thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu (Quảng Trạch - Quảng Bình) cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Bá (SN 1960) được mọi người nhắc đến như một tấm gương điển hình dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu trên vùng đất khó. Với mô hình lò ấp trứng gà, mỗi năm ông Bá thu về lợi nhuận từ 400 - 500 triệu đồng...

Trước đây, những diện tích ruộng một vụ tại các bản của xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La) chủ yếu bỏ không hoặc làm bãi chăn thả gia súc sau khi thu hoạch vụ lúa mùa. Hai năm gần đây, người dân đã tận dụng diện tích đất này để trồng ngô vụ đông xuân làm thức ăn ủ ướp cho bò sữa, tăng thu nhập cho gia đình.

Người dân ở tổ dân phố số 6, Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng - Nam Định) ai ai cũng biết tinh thần vượt khó vươn lên làm giàu của ông Hoàng Văn Minh. Từ hai bàn tay trắng ông đã xây dựng một trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích trên 3ha, trở thành đầu mối cung cấp con giống cho nông dân trong vùng và các địa phương.