Hiệu Quả Mô Hình Ruộng Lúa - Bờ Dưa

Nếu như ở nhiều nơi để thu hút thiên địch, nông dân thường áp dụng trồng hoa trên bờ mẫu, thì một số nông dân thuộc tổ hợp tác sản xuất ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy tận dụng đất bờ bao để trồng dưa hấu vừa có lợi về môi trường, vừa cho hiệu quả về kinh tế.
Ông Trần Văn Huynh là thành viên đầu tiên của tổ hợp tác sản xuất ở ấp 7, xã Vị Thắng trồng dưa hấu quanh bờ mẫu ruộng lúa và hiện tại đang trồng vụ dưa thứ tư. Lúc đầu ông chỉ trồng thử vài trăm dây lấy trái ăn, nhưng không ngờ khi thu hoạch ăn không hết đem bán được gần 4 triệu đồng. Ông Huynh cho biết, kỹ thuật trồng dưa trên bờ ruộng cũng giống như trồng trên đất liếp, chỉ có khác là tốn công để bắc giàn xuống ruộng cho dưa ra trái giống như các loại bầu, bí, khổ qua,.. Khi xuống giống lúa khoảng 1 tháng là có thể trồng dưa và chỉ sau 2 tháng là cho thu hoạch song song với cây lúa.
Thấy hiệu quả từ phương thức sản xuất này, nên một số thành viên khác trong tổ hợp tác cũng tham gia trồng. Anh Trần Văn Đáng có 15 công đất, thì đến nay đã tận dụng bờ mẫu 10 công để trồng dưa hấu và đang tất bật chăm sóc giàn dưa xanh tốt chuẩn bị cho trái. Anh Đáng chia sẻ: “Trồng dưa hấu tại ruộng nên rất thuận lợi. Khi chăm sóc lúa xong là chuyển qua lo cho dưa nên ít tốn công. Vụ dưa vừa rồi chỉ tính trồng thử, nhưng không ngờ thu được gần 12 triệu đồng”.
Đây là vụ thứ 2 gia đình ông Trần Văn Hinh trồng dưa hấu trên bờ mẫu. Tuy mô hình trồng dưa theo giàn khá mới mẻ đối với ông cũng như một số hộ dân ở đây, nhưng vốn là những nông dân có kinh nghiệm trồng trọt lại ham học hỏi, nên năng suất vụ vừa qua khá cao dù tổng diện tích đất bờ mẫu cộng lại chỉ hơn 1 công. Ông Hinh cho biết: “Trung bình trồng trên 1.000 dây/vụ. Mỗi dây cho 1 trái khoảng 2,5kg thu được gần 2,5 tấn dưa, lợi nhuận từ dưa dùng để mua phân thuốc nên giảm được nhiều chi phí để đầu tư cho ruộng lúa”.
Ông Trần Văn Huynh, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân của ấp 7 cũng là thành viên tổ hợp tác sản xuất cho hay: Thực tế cho thấy cũng là hình thức trồng hoa sinh thái, nhưng ngoài thu hút côn trùng có lợi và giúp xua đuổi sâu rầy hại lúa, thì việc trồng dưa hấu trên bờ bao ruộng lúa đã mở ra một phương thức sản xuất mới. Hiện tại, trong tổ hợp tác cũng có nhiều nông dân rục rịch chuẩn bị thử nghiệm chuyển từ trồng hoa dại sang trồng dưa hấu và có một số đang tính tới trồng các loại cây màu khác có thể bán được nhằm tăng nguồn thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.

Mặc dù trời rét như cắt da cắt thịt nhưng bà Vũ Thị Thanh xã Trung An huyện Vũ Thư vẫn không ngại chăm sóc cho mấy sào rau đang lên xanh tốt. Đây cũng chính là những luống rau người nông dân này đã chủ động gieo trồng áng chừng sẽ cho thu hoạch vào đúng dịp tết Nguyên Đán. Bà Thanh nhẩm tính mỗi sào rau cũng cho thu nhập thêm từ 2-2,5 triệu đồng nếu giá vẫn ổn định ở mức 2500-3000đ/kg như thời gian qua.

Theo kế hoạch, năm nay huyện Tam Nông (Đồng Tháp) sẽ thả nuôi 1.000ha tôm càng xanh. Tập trung nhiều nhất là xã Phú Thành B với 630ha. Đến nay, toàn huyện có 69 hộ nuôi, đã thả hơn 44.000 con tôm giống trên diện tích 350ha. Trong đó xã Phú Thành B đã thả hơn 186ha. Nhiều hộ thả sớm vào mùa nghịch đã bắt đầu tỉa bán tôm trứng được 15ha, sản lượng khoảng 7,5 tấn.

Ngày 27.6, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ với sự tham gia trực tuyến của đại diện 63 tỉnh, thành trong cả nước để bàn về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 cũng như giải pháp trong 6 tháng cuối năm.

Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.