Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Ruộng Lúa - Bờ Dưa

Hiệu Quả Mô Hình Ruộng Lúa - Bờ Dưa
Ngày đăng: 05/06/2013

Nếu như ở nhiều nơi để thu hút thiên địch, nông dân thường áp dụng trồng hoa trên bờ mẫu, thì một số nông dân thuộc tổ hợp tác sản xuất ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy tận dụng đất bờ bao để trồng dưa hấu vừa có lợi về môi trường, vừa cho hiệu quả về kinh tế.

Ông Trần Văn Huynh là thành viên đầu tiên của tổ hợp tác sản xuất ở ấp 7, xã Vị Thắng trồng dưa hấu quanh bờ mẫu ruộng lúa và hiện tại đang trồng vụ dưa thứ tư. Lúc đầu ông chỉ trồng thử vài trăm dây lấy trái ăn, nhưng không ngờ khi thu hoạch ăn không hết đem bán được gần 4 triệu đồng. Ông Huynh cho biết, kỹ thuật trồng dưa trên bờ ruộng cũng giống như trồng trên đất liếp, chỉ có khác là tốn công để bắc giàn xuống ruộng cho dưa ra trái giống như các loại bầu, bí, khổ qua,.. Khi xuống giống lúa khoảng 1 tháng là có thể trồng dưa và chỉ sau 2 tháng là cho thu hoạch song song với cây lúa.

Thấy hiệu quả từ phương thức sản xuất này, nên một số thành viên khác trong tổ hợp tác cũng tham gia trồng. Anh Trần Văn Đáng có 15 công đất, thì đến nay đã tận dụng bờ mẫu 10 công để trồng dưa hấu và đang tất bật chăm sóc giàn dưa xanh tốt chuẩn bị cho trái. Anh Đáng chia sẻ: “Trồng dưa hấu tại ruộng nên rất thuận lợi. Khi chăm sóc lúa xong là chuyển qua lo cho dưa nên ít tốn công. Vụ dưa vừa rồi chỉ tính trồng thử, nhưng không ngờ thu được gần 12 triệu đồng”.

Đây là vụ thứ 2 gia đình ông Trần Văn Hinh trồng dưa hấu trên bờ mẫu. Tuy mô hình trồng dưa theo giàn khá mới mẻ đối với ông cũng như một số hộ dân ở đây, nhưng vốn là những nông dân có kinh nghiệm trồng trọt lại ham học hỏi, nên năng suất vụ vừa qua khá cao dù tổng diện tích đất bờ mẫu cộng lại chỉ hơn 1 công. Ông Hinh cho biết: “Trung bình trồng trên 1.000 dây/vụ. Mỗi dây cho 1 trái khoảng 2,5kg thu được gần 2,5 tấn dưa, lợi nhuận từ dưa dùng để mua phân thuốc nên giảm được nhiều chi phí để đầu tư cho ruộng lúa”.

Ông Trần Văn Huynh, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân của ấp 7 cũng là thành viên tổ hợp tác sản xuất cho hay: Thực tế cho thấy cũng là hình thức trồng hoa sinh thái, nhưng ngoài thu hút côn trùng có lợi và giúp xua đuổi sâu rầy hại lúa, thì việc trồng dưa hấu trên bờ bao ruộng lúa đã mở ra một phương thức sản xuất mới. Hiện tại, trong tổ hợp tác cũng có nhiều nông dân rục rịch chuẩn bị thử nghiệm chuyển từ trồng hoa dại sang trồng dưa hấu và có một số đang tính tới trồng các loại cây màu khác có thể bán được nhằm tăng nguồn thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Lấp Vò (Đồng Tháp) Ủ Chua Cây Bắp Làm Thức Ăn Cho Gia Súc Lấp Vò (Đồng Tháp) Ủ Chua Cây Bắp Làm Thức Ăn Cho Gia Súc

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò tại địa phương, nhất là vào những tháng mùa nước nổi, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã thí nghiệm mô hình ủ chua thân cây bắp làm thức ăn cho gia súc ở một số hộ ở ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B.

08/09/2014
Chăn Nuôi Theo Hướng Trang Trại An Toàn Để Ổn Định Thị Trường Chăn Nuôi Theo Hướng Trang Trại An Toàn Để Ổn Định Thị Trường

Để ổn định thị trường những tháng cuối năm, ngành Chăn nuôi đang tích cực phối hợp với các cơ quan thú y để kiểm soát tình hình dịch bệnh, đồng thời đảm bảo nguồn cung thịt.

08/09/2014
Ban Hành Một Số Chính Sách Hỗ Trợ Hộ Chăn Nuôi Ban Hành Một Số Chính Sách Hỗ Trợ Hộ Chăn Nuôi

Ngày 4/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg quy định một số chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về phối giống nhân tạo gia súc, con giống vật nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và bảo vệ môi trường giai đoạn 2015 – 2020.

08/09/2014
Những Triệu Phú Từ Nghề Ấp Trứng Và Chăn Nuôi Vịt Những Triệu Phú Từ Nghề Ấp Trứng Và Chăn Nuôi Vịt

Không chỉ được biết đến là nơi nghề buôn bán sắt vụn phát triển, nhiều năm qua, những gia đình ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) được nhân dân nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến như một địa chỉ đầu mối chuyên ấp nở và cung cấp con giống. Nghề ấp nở trứng gia cầm, con giống đã giúp cho nhiều nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, xóa đói, giảm nghèo.

08/09/2014
Hiệu Quả Nhờ Ứng Dụng Khoa Học Vào Sản Xuất Hiệu Quả Nhờ Ứng Dụng Khoa Học Vào Sản Xuất

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.

08/09/2014