Hiệu quả mô hình nuôi tôm chân trắng

Mô hình đã đem lại hiệu quả, tỷ lệ sống cao, thời gian nuôi ngắn, tốc độ tăng trưởng nhanh, lợi nhuận đạt được khá cao.
Khi tham gia mô hình, hộ nuôi được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, được hỗ trợ kinh phí theo định mức gồm: khoảng 60% chi phí mua giống và gần 30% chi phí thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh.
Trong quá trình nuôi, cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bênh cho tôm.
Trước khi thả giống, ông Huỳnh Văn Húi tiến hành cải tạo ao nuôi: Bơm cạn nước ao nuôi và ao lắng, sên vét bớt lớp bùn đáy ao, ở mương, tu sửa bờ ao, phơi mặt ao vừa ráo.
Bón vôi 700 - 1.000 kg/ha, diệt cá tạp bằng Saponine 15 - 20 g/m3.
Lấy nước vào ao lắng, chọn con nước tốt để lấy vào ao lắng qua túi lọc.
Khử trùng nguồn nước bằng TCCA, ổn định pH, độ kiềm, sau đó cấp vào ao nuôi, gây màu nước… Trước khi thả tôm 2 ngày, kiểm tra lại các yếu tố môi trường như pH, độ mặn, độ kiềm để thuần tôm thích hợp khi thả.
Cho tôm ăn: Giai đoạn 1 - 5 ngày, dùng thức ăn công nghiệp từ 2 - 2,4 kg/100.000 con tôm/ngày, chia làm 4 cữ cho ăn.
Giai đoạn 6 - 10 ngày, cho ăn 2,4 kg/ngày, mỗi ngày tăng 100g, cho ăn 4 lần/ngày (cữ 1: 7h30 sáng; cữ 2: 10h30 sáng; cữ 3: 13h30 chiều; cữ 4: 4h30 chiều).
Giai đoạn 11 - 30 ngày, cho ăn 3,2 kg/ngày, mỗi ngày tăng 200 - 300g, cho ăn 4 lần/ngày (cữ 1: 7h 30 sáng; cữ 2: 10h 30 sáng; cữ 3: 13h 30 chiều; cữ 4: 4h 30 chiều).
Từ ngày thứ 31 trở đi, cho tôm ăn theo trọng lượng của đàn tôm và bố trí thêm 2 sàn ăn để theo dõi quá trình ăn cũng như tăng trưởng của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh cho ăn thiếu hoặc thừa thức ăn.
Thức ăn cho vào sàn ăn từ 1 - 2g thức ăn/1 sàn ăn, sau 1 - 2 giờ cho ăn thì kiểm tra sàn ăn.
Kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, kiềm, oxy (hàng ngày), độ mặn, độ trong, NH3, H2S (hàng tuần) để có biện pháp xử lý kịp thời khi môi trường ao nuôi thay đổi.
Ngoài ra trong quá trình chăm sóc, quản lý định kỳ 7 ngày sử dụng các loại khoáng, vitamin, men vi sinh để giúp tôm lột xác tốt và giữ môi trường ổn định.
Sau hơn 2 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng trung bình 65 con/kg, thu hoạch sản lượng đạt 1,1 tấn, với giá bán 95.000 đồng/kg, ông Húi thu thêm lợi nhuận trên 60 triệu đồng.
Qua kết quả mô hình đã tìm ra một hướng đi mới cho nông dân ở vùng đất bị xâm nhập mặn nhiều năm liền không lặp lại được vụ lúa.
Ông Húi cho biết: Ông sẽ tiếp tục làm theo quy trình này và hướng dẫn cho bà con xung quanh để nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu dự án hỗ trợ vốn “Trồng xoài trái vụ” tại ấp 1 (xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu, An Giang) cho thấy, kết quả sau 18 tháng triển khai, thực tế bình quân lợi nhuận khá tốt, đạt từ 10 triệu đồng/công trở lên.

Đại Lộc là nơi có diện tích trồng chuối thương phẩm lớn với 650ha. Trong đó, các địa phương như Đại Hòa, Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa sở hữu hàng trăm héc ta ruộng chuối. Bà Nguyễn Thị Lượm (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) than: “Rứa là hết, gần một mẫu chuối hờn và chuối tiêu hư rồi còn đâu. Mai mốt ni lấy chi bán để chợ búa hàng ngày, lo chuyện phải không. Ở phòng trọ tạm bợ không an toàn, đứa con gái út đang học tại Đà Nẵng về nhà tránh bão. Sau khi gió tan, hắn vội vã đi liền vì ở lại thì sợ nước lụt cô lập, ngày mai không tới trường học được. Tôi đưa cho con 500 nghìn đồng lo ăn ở, học hành. Tiền nớ đều nhờ chuối mà ra” - bà Lượm bần thần nói.

Vượt qua áp lực về chi phí tăng cao cũng như biến động của thời tiết, những ngày này ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đồng loạt bám biển với vụ cá bắc. Ngành chức năng cũng đang triển khai các phương án trợ giúp ngư dân sản xuất an toàn, hiệu quả trong mỗi chuyến biển.

Những năm qua, Trại giống Thủy sản Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn nỗ lực trong việc nghiên cứu, sản xuất, ươm nuôi các loại cá giống từ truyền thống đến đặc sản, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật… phục vụ nhu cầu phát triển nghề nuôi thủy sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gà phát triển mạnh trên địa bàn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.