Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học
Ngày đăng: 27/12/2014

Mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học được triển khai từ tháng 9 đến tháng 12-2014 tại xã Lực Hành (Yên Sơn - Tuyên Quang). Các hộ tham gia mô hình phải đảm bảo các tiêu chí như diện tích chuồng nuôi trên 20 m2, có lao động để chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn, có vốn đối ứng khi tham gia mô hình, có kinh nghiệm trong chăn nuôi…

Gia đình bà Đinh Thị Quý, thôn Đồng Mán, là một trong số hộ được lựa chọn tham gia mô hình chia sẻ, đầu tháng 9-2014, gia đình bà được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ một phần kinh phí, bà Quý nuôi 9 con lợn trên nền đệm lót sinh học với diện tích 20 m2. Lúc đầu, bình quân mỗi con lợn giống có trọng lượng 8 kg, sau hơn 4 tháng nuôi dưỡng tăng lên 60 đến 65 kg.
Bà Quý phấn khởi cho biết, nuôi trên chuồng đệm lót sinh học tôi thấy lợn không bị tiêu chảy nên phát triển rất nhanh, giảm được một nửa công chăm sóc so với nuôi trên nền láng xi măng, trong thời gian tới gia đình sẽ mở rộng thêm chuồng và tăng thêm đàn.
Theo ông Nông Văn Hà, thôn Đồng Trò, nuôi lợn trên nền đệm lót giúp giảm được nhiều công dọn dẹp chuồng trại và tắm rửa cho lợn, lợn ít bị bệnh.
Lứa lợn này, ông bớt được 3 triệu đồng chi phí thuốc thú y và hơn 2 triệu đồng tiền điện bơm nước rửa chuồng và tắm cho lợn. Ở xã Lực Hành, các hộ tham gia mô hình cũng nhận xét, ngoài việc giảm được công lao động, giảm chi phí sử dụng thuốc thú y, còn giảm đáng kể mùi hôi do quá trình chăn nuôi, giảm được tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Ông Lê Hải Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học là phương pháp sử dụng chế phẩm BaLaSa N01 rắc lên trên nền chuồng lợn được phủ lớp trấu để tạo ra quần thể vi sinh vật sống xử lý chất thải vật nuôi, hạn chế mầm bệnh, kích thích quá trình tiêu hóa.
Nhờ thực hiện đúng quy trình nên các hộ dân tham gia mô hình chăn nuôi này tiết kiệm được 80% chi phí điện, nước do không phải tắm lợn, dội chuồng và giảm 60% công lao động so với trước đây. Ngoài ra, nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không chỉ rút ngắn thời gian chăn nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường, sức khỏe cho người chăn nuôi và cộng đồng; còn nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

LCASP cho miền núi ngóng Quyết định 50 LCASP cho miền núi ngóng Quyết định 50

Theo ông Lò Thanh Bang, Giám đốc BQL dự án LCASP tỉnh Sơn La, sau gần 2 năm triển khai dự án này, toàn tỉnh đã xây dựng, lắp đặt được nhiều công trình khí sinh học (KSH) cho chăn nuôi.

28/11/2015
Gừng nhiễm bệnh thối củ Gừng nhiễm bệnh thối củ

Một phần diện tích gừng ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đang bị ảnh hưởng năng suất do nhiễm bệnh thối củ.

28/11/2015
Trồng chuối xiêm thu nhập cao Trồng chuối xiêm thu nhập cao

Ông Nguyễn Văn Nhựt ở ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng có 6 công trồng chuối, mỗi năm lời trên 100 triệu đồng.

28/11/2015
Gỡ khó cánh đồng liên kết Gỡ khó cánh đồng liên kết

Chuyển đổi mô hình SX, xây dựng cánh đồng liên kết (CĐLK) SX lúa bền vững, xây dựng thương hiệu gạo cho Đồng Tháp là một chủ trương mang tính đột phá trong tình hình hiện nay.

28/11/2015
Phòng chống đói rét cho gia súc Phòng chống đói rét cho gia súc

Sở NN-PTNT Tuyên Quang đã có phương án phòng chống đói, rét cho đàn gia súc và chỉ đạo hệ thống thú y, khuyến nông phối hợp chặt chẽ với địa phương hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi...

28/11/2015