Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Nái Sinh Sản Ở Sóc Trăng

Từ đầu năm đến nay, giá heo hơi giữ ở mức cao, người chăn nuôi ở Sóc Trăng đang dần lấy lại lợi nhuận sau thời gian dài thua lỗ. Một số hộ sau thời gian treo chuồng đang gầy đàn lại, do đó giá heo giống cũng đang tăng, giúp cho các hộ nuôi heo sinh sản có thu nhập cao.
Giá heo hơi ở Sóc Trăng hiện nay từ 5 – 5,5 triệu đồng/100 kg, trừ chi phí người nuôi còn lời khoảng 1 triệu đồng, có khi lời từ 1,3 – 1,5 triệu đồng nếu có sẵn con giống và tận dụng được nguồn thức ăn của gia đình. Từ đây đến cuối năm, bà con đang tích cực tăng đàn để phục vụ cho Tết nguyên đán, nên nhu cầu mua heo giống tăng cao; Giá heo giống hiện nay khoảng 800 – 900.000 đồng/con, có khi lên đến trên 1 triệu đồng/con heo giống từ 10 – 15 kg.
Hộ cô Nguyễn Thị Tua ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú nuôi 8 con heo, trong đó có một con heo nái; Mỗi năm heo đẻ hai lứa, mỗi lứa khoảng 10 con, tính ra thu nhập từ bán heo giống cũng hơn 20 triệu đồng, Cô Tua cho biết “Bà con ở đây nhu cầu nuôi heo của bà con nhiều nên mình bán được heo giống hoài”.
Khi nuôi heo sinh sản, hộ chăn nuôi không phải mua giống bên ngoài với chất lượng không đảm bảo và có thể an tâm duy trì đàn heo khi giá heo hơi bấp bênh. Ngoài ra bà con có thể kết hợp làm biogas để vừa cải thiện môi trường, vừa tăng thu nhập.
Chị Trần Thị Thu Thảo ở Thị trấn Long Phú, huyện Long Phú cho biết “Heo thịt nuôi từ 3 – 4 tháng là có thể bán, còn heo nái mình để nuôi hoài, khi heo con có giá bán giống, khi không có giá thì để nuôi bán thịt. Như đợt rồi heo đẻ 10 con, tôi bán 4 con còn nuôi 6 con, lời được cỡ 8 triệu”.
Tuy nhiên nuôi heo nái cũng cần có kinh nghiệm, nhất là khi heo con tập cai sữa mẹ và chuyển sang ăn thức ăn, trong thời gian này, người nuôi phải có chế độ chăm sóc heo con đặc biệt thì mới đảm bảo được chất lượng con giống và bán có giá hơn.
Hiện nay, do đa số người chăn nuôi mua con giống ở địa phương và cho heo phối giống theo phương pháp tự nhiên, trong thời gian heo còn nhỏ, chưa chú ý đến việc tiêm phòng bệnh nên chất lượng heo giống chưa đảm bảo.
Do chăn nuôi nhỏ lẻ nên bà con khó áp dụng các phương pháp nuôi khoa học như nuôi trong lồng ép, nuôi trên đệm lót sinh học… Đây là những phương pháp mới mang lại hiệu quả rất tốt, nếu người chăn nuôi Sóc Trăng áp dụng được thì độ bền vững các mô hình này sẽ tăng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), các trại nuôi tôm ở châu Á mặc dù đã được trang bị kỹ thuật và nhận được các tư vấn về kiểm soát Hội chứng chết sớm (EMS) song vẫn còn rất nhiều việc cần phải thực hiện.

Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.

Số tàu thuyền trên đã thực hiện 814 chuyến biển với nghề lưới vây và nghề câu cá ngừ đại dương. Hiện Phú Yên đang xét duyệt để tiếp tục hỗ trợ 1.420 chuyến đánh bắt xa bờ của ngư dân.

Gần 47.000 ha nằm trong vùng diện tích phục vụ tưới, quản lý hơn 30 hồ và đập dâng, hệ thống công trình tưới tiêu và dân sinh do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý phủ rộng ở 5 huyện: Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Hương Khê. Vì thế, việc điều tiết nước gần như được công ty căn cơ đến từng li, đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn đủ cung cấp kín diện tích tưới cho mùa vụ khó nhất trong năm nay…

Trung tâm Khuyến nông An Giang đã chọn ấp Tân Lập (xã Tân An) thí điểm thực hiện Chương trình “Nuôi vịt an toàn sinh học” cho 16 hộ thuộc Tổ hợp tác chăn nuôi vịt số 1 và số 2. Bởi, đây là ấp có địa bàn thuận tiện chăn nuôi thủy cầm, vừa có kênh sau cách ly xa nơi chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa là nơi có mặt bằng giáp với đồng ruộng thuận lợi chăn nuôi vịt.