Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Nái Sinh Sản Ở Sóc Trăng

Từ đầu năm đến nay, giá heo hơi giữ ở mức cao, người chăn nuôi ở Sóc Trăng đang dần lấy lại lợi nhuận sau thời gian dài thua lỗ. Một số hộ sau thời gian treo chuồng đang gầy đàn lại, do đó giá heo giống cũng đang tăng, giúp cho các hộ nuôi heo sinh sản có thu nhập cao.
Giá heo hơi ở Sóc Trăng hiện nay từ 5 – 5,5 triệu đồng/100 kg, trừ chi phí người nuôi còn lời khoảng 1 triệu đồng, có khi lời từ 1,3 – 1,5 triệu đồng nếu có sẵn con giống và tận dụng được nguồn thức ăn của gia đình. Từ đây đến cuối năm, bà con đang tích cực tăng đàn để phục vụ cho Tết nguyên đán, nên nhu cầu mua heo giống tăng cao; Giá heo giống hiện nay khoảng 800 – 900.000 đồng/con, có khi lên đến trên 1 triệu đồng/con heo giống từ 10 – 15 kg.
Hộ cô Nguyễn Thị Tua ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú nuôi 8 con heo, trong đó có một con heo nái; Mỗi năm heo đẻ hai lứa, mỗi lứa khoảng 10 con, tính ra thu nhập từ bán heo giống cũng hơn 20 triệu đồng, Cô Tua cho biết “Bà con ở đây nhu cầu nuôi heo của bà con nhiều nên mình bán được heo giống hoài”.
Khi nuôi heo sinh sản, hộ chăn nuôi không phải mua giống bên ngoài với chất lượng không đảm bảo và có thể an tâm duy trì đàn heo khi giá heo hơi bấp bênh. Ngoài ra bà con có thể kết hợp làm biogas để vừa cải thiện môi trường, vừa tăng thu nhập.
Chị Trần Thị Thu Thảo ở Thị trấn Long Phú, huyện Long Phú cho biết “Heo thịt nuôi từ 3 – 4 tháng là có thể bán, còn heo nái mình để nuôi hoài, khi heo con có giá bán giống, khi không có giá thì để nuôi bán thịt. Như đợt rồi heo đẻ 10 con, tôi bán 4 con còn nuôi 6 con, lời được cỡ 8 triệu”.
Tuy nhiên nuôi heo nái cũng cần có kinh nghiệm, nhất là khi heo con tập cai sữa mẹ và chuyển sang ăn thức ăn, trong thời gian này, người nuôi phải có chế độ chăm sóc heo con đặc biệt thì mới đảm bảo được chất lượng con giống và bán có giá hơn.
Hiện nay, do đa số người chăn nuôi mua con giống ở địa phương và cho heo phối giống theo phương pháp tự nhiên, trong thời gian heo còn nhỏ, chưa chú ý đến việc tiêm phòng bệnh nên chất lượng heo giống chưa đảm bảo.
Do chăn nuôi nhỏ lẻ nên bà con khó áp dụng các phương pháp nuôi khoa học như nuôi trong lồng ép, nuôi trên đệm lót sinh học… Đây là những phương pháp mới mang lại hiệu quả rất tốt, nếu người chăn nuôi Sóc Trăng áp dụng được thì độ bền vững các mô hình này sẽ tăng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

“Không có vốn, nông dân nỗ lực đến mấy cũng đành bó tay. Vùng tôm này ra đời đã hàng chục năm, song mới thực sự khởi sắc dăm ba năm trở lại đây, khi Phòng Giao dịch Hòa Sơn thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hòa Vang (Đà Nẵng) giải ngân cho vay số tiền lớn”, ông Mai Phước Binh, Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp nuôi tôm nước lợ thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang), tổ trưởng tổ vay vốn cho biết.

Lực lượng Kiểm ngư cùng các lực lượng chức năng khác luôn túc trực và sẵn sàng hỗ trợ cho ngư dân hoạt động trên các ngư trường thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Là công nhân cơ khí tại Nhà máy Z195, với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, anh Trịnh Hồng Hiền ở xã Hợp Châu (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã nuôi ý định làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến ngày 9/5, trên địa bàn tỉnh có 49,3 ha tôm nuôi bị chết, do bệnh môi trường và đốm trắng; làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống, thả nuôi từ 40-50 ngày tuổi.

Trong vài năm trở lại đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp không ít khó khăn như dịch bệnh, giá rớt, đầu ra chưa ổn định. Hậu quả là người chăn nuôi lỗ nặng, không đủ vốn để tái đàn khi giá sản phẩm lên cao...