Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học
Ngày đăng: 01/09/2015

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học được thực hiện từ tháng 5-2015 với 20 hộ tham gia. Các hộ được hỗ trợ 2.000 con gà ri lai giống; 100% chi phí con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại.

Việc xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học nhằm giúp bà con nông dân tiếp thu thêm khoa học kỹ thuật mới về chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn trong chăn nuôi, đưa nghề chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học gắn với chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi trở nên phổ biến, tạo thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho các hộ gia đình.

Gia đình chị Hoàng Thị Thủy, thôn Ngòi, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) là một trong những hộ được tham gia mô hình. Chị Thủy cho biết, trên diện tích của khu vườn và chuồng trại rộng hơn 500m2, gia đình chị được nhận nuôi 100 con gà ri lai.

Gia đình chị được hỗ trợ 100% con giống, hỗ trợ thuốc thú y phòng trị bệnh cho gà, hóa chất sát trùng, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp công nghiệp cho chăn nuôi. Đặc biệt là gia đình được cán bộ Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn chăn nuôi gà an toàn sinh học, nên trong quá trình nuôi gà rất đơn giản, dễ làm, hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường, cũng như bảo vệ đàn vật nuôi khỏi dịch bệnh; tỉ lệ gà nuôi sống của gia đình chị đạt 98%.

Chị Vũ Thị Thược, thôn Ngòi, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) cho biết, so với nuôi gà theo cách truyền thống thì nuôi gà thả vườn an toàn sinh học gắn với sử dụng men BALASA-N01 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, giảm công lao động, giảm chi phí trong thay đệm lót chuồng nuôi, hạn chế thấp nhất dịch bệnh cho gà, chất lượng thịt gà thơm ngon. Trong thời gian tới gia đình sẽ mở rộng quy mô, cũng như hướng dẫn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học cho bà con trong thôn cùng học tập và làm theo.

Trong quá trình thực hiện, các hộ tham gia mô hình phải đáp ứng đủ các tiêu chí như: Có diện tích chuồng trại đáp ứng yêu cầu về an toàn sinh học, có kinh nghiệm trong chăn nuôi gà, có khả năng đối ứng khi tham gia mô hình…

Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi gà thả vườn cho các hộ gia đình, nhất là việc nuôi gà an toàn sinh học. Đây là hình thức sử dụng chế phẩm sinh học BALASA-N01 làm đệm lót để xử lý phân gà nhằm hạn chế thấp nhất việc ô nhiễm môi trường, giảm mùi hôi và góp phần hạn chế bệnh cho đàn gà đặc biệt là bệnh về đường hô hấp. Mặt khác, giúp giảm công lao động, các chi phí do phải dọn phân, thay chất độn lót chuồng.

Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học đã bước đầu đạt được những tín hiệu đáng mừng, nhằm cải thiện được kinh tế, tăng thu nhập của các gia đình trên địa bàn xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông tỉnh khuyến khích các hộ chăn nuôi mô hình sau khi kết thúc mô hình cần tiếp tục chăn nuôi và mở rộng quy mô, thường xuyên trao đổi, tuyên truyền và hướng dẫn các hộ trong thôn phát triển nghề chăn nuôi gia cầm, để nghề chăn nuôi gà thả vườn của xã Mỹ Bằng dần trở thành vùng sản xuất hàng hóa, cung cấp gà sạch, an toàn cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh và các vùng lân cận.

Qua đó góp phần thực hiện hoàn thành tiêu chí về nâng cao thu nhập cho người dân trong chương trình xây dựng NTM của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Kết Hợp Tôm Càng Xanh Trong Môi Trường Nước Ngọt Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Kết Hợp Tôm Càng Xanh Trong Môi Trường Nước Ngọt

Xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã được quy hoạch là vùng ngọt hóa. Do các công trình thủy lợi chưa khép kín hoàn toàn nên còn ảnh hưởng xâm nhập mặn (khoảng tháng 4 - 6 hàng năm), độ mặn tối đa 8%o, nên một số người dân đào ao nuôi tôm nước lợ.

24/11/2014
Tiên Yên (Quảng Ninh) Bảo Vệ Môi Trường Vùng Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tiên Yên (Quảng Ninh) Bảo Vệ Môi Trường Vùng Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Hầu như năm nào, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Tiên Yên cũng đều phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm nuôi. Đơn cử, tháng 7-2014, trên 200 hộ nuôi tôm với diện tích trên 350ha ở xã Hải Lạng và Đông Ngũ đã bị chết do dịch bệnh. Ngoài những nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu còn có nguyên nhân chủ quan từ phía các chủ đầm trong việc vệ sinh môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản chưa tốt.

24/11/2014
Triển Vọng Từ 2 Giống Cỏ Mới Trồng Tại Gia Lai Triển Vọng Từ 2 Giống Cỏ Mới Trồng Tại Gia Lai

Từ 2 ha giống cỏ hỗ trợ trồng khảo nghiệm để nhân rộng mô hình trong phát triển chăn nuôi bò, đến nay 2 giống cỏ voi VA06 và cỏ hàng chông đã được người chăn nuôi chấp nhận đưa vào trồng khá phổ biến, góp phần giải quyết nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho đàn bò của địa phương.

25/11/2014
3 Sào Rau Má Trong Vườn Điều Cho Thu Trăm Triệu Đồng 3 Sào Rau Má Trong Vườn Điều Cho Thu Trăm Triệu Đồng

Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.

25/11/2014
Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi

Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.

25/11/2014