Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Gà Ta Thả Đồng

Đi dọc tuyến quốc lộ 12B qua xóm Lạng, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) người đi đường sẽ thấy rất nhiều những “trại gà” của những hộ nông dân ngay trên những cánh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch. Trên từng khoảnh ruộng, khu ruộng có đến hàng trăm con gà đang tìm kiếm thức ăn.
Để mục sở thị về mô hình nuôi gà ta thả đồng này chúng tôi đã tìm đến một hộ chăn nuôi ngay trên đồng ruộng. Ông chính là Bùi Văn Đông ở xóm Lạng là hộ chăn nuôi gà thả đồng, ông tâm sự: “Chăn nuôi gà thả đồng ở đây đã trở thành phong trào từ nhiều năm trở lại đây, ngay trên cánh đồng Bãi Đa này cũng có đến 6 - 7 hộ nuôi với số lượng 100 - 200 con/lứa, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Trước kia thấy vài hộ nuôi thấy hiệu quả nên từ đó nhiều hộ cũng học tập nuôi theo. Đến nay gia đình tôi cũng nuôi được 6 năm. Trung bình mỗi lứa tôi nuôi khoảng 200 con, cái hay ở nuôi gà thả đồng sau mỗi vụ thu hoạch là tận dụng được những hạt thóc rơi, thóc vãi… ngoài ra gà còn tìm bắt côn trùng như: sâu, dế mèn, trâu trấu để ăn lên gà chóng lớn mà lại tiết kiệm lớn chi phí chăn nuôi. Đặc biệt, nuôi gà ngoài đồng cách xã được khu dân cư nên gà ở xã Kim Bình rất ít khi bị xảy ra dịch bệnh, thất thoát cho người chăn nuôi. Người nuôi chỉ cần tiêm phòng vacxin đúng định kỳ là có thể đảm bảo”.
Ngoài thức ăn tận dụng được ngoài bãi chăn thả thì người nuôi cho ăn thêm thức ăn tinh như cám ngô, cám gạo. Còn thức ăn xanh là rau, cỏ ngoài động gà tự tìm kiếm và không sử dụng thức ăn công nghiệp. Theo nhận định của nhiều hộ nuôi ở đây cho biết, nuôi gà thả đồng vừa dễ lại không tốn công chăm sóc, hiệu quả thu về lại cao.
Chuồng trại được các hộ thiết kế đơn giản nhưng phải đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Chuồng nuôi chỉ ghép từ những thanh tre, thanh lứa và phải làm sàn chuồng để gà nằm tránh rét, tránh chuột và các con vật khác tấn công. Bên cạnh đó người nuôi dựng thêm một “túp lều tranh” cạnh đó để dễ bề quản lý đàn gà của gia đình mình. Ông Đông cầm nắm thóc ra cạnh khu chuồng rắc nắm thóc và gọi vài câu chích, chích, chích… bập, bập, bập… từng con gà từ đằng xa cũng chạy về xúm lại bên ông. Nhìn con nào, con nấy thật mượt lông, khỏe khoắn. Khi được hỏi ông về nuôi gần với các hộ như thế này liệu có bị lẫn sang nhau không? ông chia sẻ: “khó lẫn lắm vì gà cũng là loài khá thông minh, nếu lẫn sang đàn nhà bên tối đến chúng sẽ ngơ ngác và kêu”. Gà ở đây chạy nhảy nhiều nên thịt rất săn chắc, thơm ngon và quan trọng nhất là gà sạch, không bị dịch bệnh nên được các thương lái rất ưa chuộng. Với giá bán như hiện nay từ 120.000 - 130.000 đồng/kg, trừ toàn bộ chi phí, mỗi lứa người nuôi cũng thu về 20 - 25 triệu đồng, lãi khoảng 10 - 12 triệu đồng.
Rời hộ ông Đông chúng tôi ghé qua hộ ông Quách Văn Viển cũng có đàn gà hàng 100 con đang thả trên cánh đồng Bãi Đa thuộc xóm Lạng, xã Kim Bình. Nhìn đàn gà của mình phát triển tốt ông phấn khởi: “Đàn gà của tôi nuôi đến tết âm lịch Quý Tỵ này bán là vừa hay đẹp, gần đến tết giá gà ở xã Kim Bình ngày càng được giá, nên năm nay chắc cũng có một lứa gà lãi cao”.
Từ hiệu quả bước đầu đưa lại, nuôi gà thả đồng là một bước đi mới, mạnh dạn, sáng tạo của người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi ở xã Kim Bình. Tin tưởng rằng mô hình nuôi gà ta thả đồng ở đây sẽ càng nhân rộng và phát triển hơn nữa. Giúp bà con phát triển kinh tế gia đình và vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo cụ thể về công tác điều hành xuất khẩu gạo, chú trọng 2 hướng xuất lên phía Bắc sang Trung Quốc và xuống phía Nam sang Campuchia. Tăng cường quản lý xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Campuchia

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khối EU, Pháp là thị trường nhập khẩu (NK) mực, bạch tuộc lớn thứ 4 và có giá NK cao nhất. Trong 3 năm gần đây các doanh nghiệp mực, bạch tuộc Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu (XK) sang thị trường này. Thời gian tới, XK mực bạch tuộc sang Pháp được nhận định vẫn còn nhiều tiềm năng.

Thái Lan đang triển khai chương trình xả gạo tồn kho; một số thị trường tập trung đã thay đổi phương thức nhập khẩu (NK) theo hướng đa dạng hóa nguồn cung. Gạo xuất khẩu (XK) của Việt Nam đang chịu sự tác động này.

UBND tỉnh Phú Yên vừa đồng ý việc Sở NN-PTNT lập dự án Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thời gian gần đây, tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi cộng với dịch bệnh kéo dài, một số nông dân trên địa bàn huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã bước đầu chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng hải sản khác như: nuôi hàu, ghẹ, cá… nhưng nổi bật hơn là mô hình trồng rong nho (hay còn gọi là rong cầu lục bi).