Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Gà Lương Phượng

Chăn nuôi gà an toàn sinh học là mô hình mới phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình. Bằng nguồn vốn 30a, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng triển khai mô hình nuôi gà tại bản Sáng, xã Ảng Cang, huyện Mường Ảng.
Với số lượng 500 con gà giống Lương phượng cho 10 hộ nông dân, bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp bà con nông dân nhận thấy được việc xây dựng mô hình đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo.
Thực hiện các bước xây dựng mô hình, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện đã tiến hành việc chọn hộ gia đình nông dân tham gia chủ yếu là các hộ có mức sống nghèo, thu nhập thấp. Đồng thời, Trạm chọn lựa đơn vị cung ứng giống gà và tiến hành tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân tham gia mô hình. Điều quan trọng của việc thực hiện mô hình này là đề cao tính an toàn sinh học trong việc chăn nuôi gà.
Do vậy, cán bộ kỹ thuật huyện đã chú trọng tập huấn cho nông dân tham gia mô hình nắm vững kiến thức về chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và chăm sóc thú y; đồng thời biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch cúm gia cầm phát triển trên diện rộng, đảm bảo khả năng chống chọi với dịch bệnh cho đàn gà ở mức cao nhất.
Ông Nguyễn Văn Định, Phó trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng, cho biết: Đây là mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học, khi triển khai mô hình này, nông dân phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật như: úm gà con, phun thuốc sát trùng, chủng ngừa đầy đủ các bệnh... Mặt khác, khâu khử trùng chuồng trại phải đảm bảo, mỗi lần thay trấu độn chuồng là phải tiến hành phun thuốc khử trùng; khay máng để thức ăn phải được vệ sinh sạch sẽ...
Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện: nuôi gà Lương phượng theo mô hình tuy chi phí cao hơn nhưng lợi nhuận cũng cao hơn nhiều lần so với phương pháp nuôi truyền thống. Sau 3 tháng nuôi, tỷ lệ gà sống đạt trên 90% (đạt tỷ lệ sống cao hơn 30% so với gà nuôi ngoài mô hình), trọng lượng xuất chuồng đạt từ 2,5 - 3kg/con, tiêu tốn khoảng 2,5kg thức ăn tăng trọng. Với giá bán khoảng 90.000 đồng/kg, ước tính khi nuôi 50 con gà, trừ chi phí còn thu lãi trung bình khoảng 2.000.000 - 2.500.000 đồng.
Nuôi gà theo mô hình, áp dụng đúng kỹ thuật nuôi khoảng 90 ngày là xuất chuồng, trong khi nuôi các giống gà ta, gà lai phải mất 120 ngày. Việc nuôi gà tương đối dễ dàng, kỹ thuật xây dựng chuồng trại đơn giản, do gà được nuôi nhốt tập trung nên chuồng nuôi chiếm diện tích nhỏ hơn nhiều so với việc nuôi gà trước đây.
Vì vậy, tùy vào điều kiện của thị trường, bà con có thể chọn nuôi các giống gà khác, nhưng để việc chăn nuôi gà tại hộ gia đình thành công thì phải biết áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, tiêm phòng và sát trùng chuồng trại.
Trong thời gian tới, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện sẽ nhân rộng mô hình và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và ứng dụng các tiến bộ công nghệ nhằm giảm giá thành sản phẩm và cung cấp cho thị trường sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ với tinh thần chung là sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành cá ngừ, tạo ra liên kết chặt chẽ theo chuỗi giữa các khâu, đảm bảo giá trị kinh tế.

Mức giá hồ tiêu đầu năm 2014 tưởng được coi là kỷ lục với 145 ngàn/kg, nhưng đến tháng 7 còn lên tới 190 ngàn/kg. Giá tiêu càng hấp dẫn, nhiều nhà vườn càng chạy đua trồng tiêu.

Nếu lấy mốc thời gian năm 1996 (thời điểm Công ty Agifish xuất khẩu container cá basa đầu tiên vào thị trường Mỹ) để đề cập đến quá trình phát triển của một sản phẩm quốc gia thì đến nay, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã “ngót nghét” gần 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, có hàng chục ngàn người làm giàu một cách nhanh chóng, nhà máy chế biến thủy sản ra đời như “nấm mọc sau mưa”.

Từ chỗ toàn ngành chỉ XK được 11 triệu USD, không đủ cho việc nhập vật tư thiết bị cho SX trong nước, đến nay đã XK khoảng 6,5 tỷ USD; từ chỗ cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ cung cấp được 600.000 tấn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, đến nay đã SX trên 3 triệu tấn.