Hiệu quả mô hình nuôi gà lai ở Sóc Trăng

Việt Nam đã nhập một số giống gà lông màu thả vườn có năng suất khá cao, chất lượng thịt tốt, thích hợp với điều kiện chăn nuôi bán công nghiệp như gà Kabir của Israel, gà Tam Hoàng, Lương Phượng của Trung Quốc. Nhằm khai thác và khơi dậy các tính trạng tốt, có ích trong chăn nuôi, song song với việc nhập và nuôi thích nghi các giống gà ngoại, biện pháp lai kinh tế giữa các dòng, giống gà ngoại với các dòng, giống gà trong nước cũng được đặc biệt chú trọng.
Trong các giống gà nội, gà nòi là giống có nhiều đặc tính quý như: thích nghi tốt, thịt dai chắc, lượng mỡ ít phù hợp với sở thích ẩm thực của người Việt Nam, tuy nhiên giống gà này giá trị kinh tế không lớn lắm vì năng suất sinh sản thấp, nếu để tự nhiên thì gà nòi khó phát triển thành sản phẩm hàng hoá. Chính vì thế, trong công tác giống gia cầm, việc lai tạo các giống gà nhập ngoại với giống gà nòi địa phương, nhằm sử dụng những đặc điểm ưu thế của hai giống gà bố mẹ, nhất là đối với các tính trạng tăng trọng, màu sắc lông, da, chất lượng thịt trứng tốt, giúp ích trong chăn nuôi.
Thực tế cho thấy ở Sóc Trăng thời gian qua các giống gà lai có nhiều ưu thế hơn các giống gà khác, trong đó gà lai 75% nòi chiếm số lượng nhiều nhất, do tính thích nghi tốt, được thị trường chấp nhận, người nuôi có lãi. Chị Mai Thị Liên ở ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách cho biết mỗi đợt chị nuôi từ 1.000 – 1.500 con gà lai nòi, đàn gà tăng trưởng nhanh đồng đều, tỉ lệ nuôi đạt từ 92 – 95% tổng số lượng đàn. Sau khoảng 75 ngày, mỗi con nặng từ 1,5 – 2 kg. Với giá bán từ 65 – 85.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y, dụng cụ, chuồng trại chị Liên còn lời khoảng 30.000 đ/kg , chị Liên cho biết: “Ngoài thực hiện tốt qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, việc chọn giống gà lai có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, chất lượng sẽ quyết định rất lớn thành bại của cả một vụ nuôi”.
Mô hình nuôi gà lai cho thu nhập cao của chị Mai Thị Liên ở xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Thị trường tiêu thụ gà thịt lai nòi khá ổn định, do đó các hộ chăn nuôi cũng chọn nuôi giống này nhiều hơn. Nhưng chất lượng gà con còn phụ thuộc vào quy trình lai tạo phối giống, ấp nở và chăm sóc, trong khi nguồn cung cấp gà con trôi nổi còn khá nhiều với mức giá rẻ, nên một số hộ mua lầm con giống không đạt chất lượng.
Do đó bà con cần có những hiểu biết cơ bản để có thể lựa chọn được những lô con giống tốt, thạc sĩ Trương Thị Bích Liên - Trưởng trại Ứng dụng thực nghiệm – Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng khuyền cáo: “Các hộ nuôi nên chọn giống gà tại cơ sở uy tín, chọn giống gà lai bằng cảm quan như: Chân gà không bị dị tật, mắt lanh lẹ, màu sắc và trọng lượng những con giống phải tương đồng nhau; bà con nên chọn giống gà lai nòi kể khi bán sản phẩm ra thị trường có giá hơn; quá trình nuôi bà con phải cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn để gà tăng trọng tốt và thực hiện tốt công tác tiêm ngừa định kỳ…”.
Ngoài ra, để mở rộng quy mô đàn trên từng hộ hoặc từng vùng, người chăn nuôi cần liên kết chặt chẽ với nhau, cùng trao đổi kinh nghiệm, chọn con giống tốt, sắp xếp thời gian nuôi hợp lý, theo dõi tình hình thị trường nhằm hạn chế cung vượt cầu, làm giảm giá khi bán sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng rau quả, tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong khâu bảo quản, lưu trữ khiến giá trị gia tăng của mặt hàng này chưa cao. Trên cơ sở những thành tựu của thế giới về việc nghiên cứu vật liệu bảo quản sau thu hoạch, các nhà khoa học của Viện Hóa học Việt Nam đã tạo ra một loại màng bao gói khí quyển biến đổi, gọi tắt là màng MAP. Sản phẩm mới với nhiều ưu điểm nổi trội và đặc biệt phù hợp với quy mô sản xuất nông hộ ở Việt Nam.

Người Cà Mau và các tỉnh ở miền Tây không xa lạ gì với cây bồn bồn, một loài thực vật giống như cỏ mọc trên các đồng ruộng vào mùa mưa. Trước đây, bồn bồn không cần phải trồng mà chúng tự mọc và người dân chỉ cần ra ruộng nhổ vào rồi tùy sở thích mà có thể chế biến thành các món: dưa chua, lẩu, xào hay nấu canh

Do nguồn cung thịt lợn hiện đang khan hiếm, để thu mua được hàng, các lái buôn buộc phải đẩy giá lên 73.000 đồng mỗi cân hơi, tăng gần 50% so với dịp đầu năm. Dù thức ăn chăn nuôi có lên giá 20% như hiện nay thì người nông dân vẫn có lãi tới 3,5-4 triệu đồng mỗi con heo nặng từ một đến 1,1 tạ

Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.