Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình nuôi gà lai ở Sóc Trăng

Hiệu quả mô hình nuôi gà lai ở Sóc Trăng
Ngày đăng: 03/07/2015

Việt Nam đã nhập một số giống gà lông màu thả vườn có năng suất khá cao, chất lượng thịt tốt, thích hợp với điều kiện chăn nuôi bán công nghiệp như gà Kabir của Israel, gà Tam Hoàng, Lương Phượng của Trung Quốc. Nhằm khai thác và khơi dậy các tính trạng tốt, có ích trong chăn nuôi, song song với việc nhập và nuôi thích nghi các giống gà ngoại, biện pháp lai kinh tế giữa các dòng, giống gà ngoại với các dòng, giống gà trong nước cũng được đặc biệt chú trọng.

Trong các giống gà nội, gà nòi là giống có nhiều đặc tính quý như: thích nghi tốt, thịt dai chắc, lượng mỡ ít phù hợp với sở thích ẩm thực của người Việt Nam, tuy nhiên giống gà này giá trị kinh tế không lớn lắm vì năng suất sinh sản thấp, nếu để tự nhiên thì gà nòi khó phát triển thành sản phẩm hàng hoá. Chính vì thế, trong công tác giống gia cầm, việc lai tạo các giống gà nhập ngoại với giống gà nòi địa phương, nhằm sử dụng những đặc điểm ưu thế của hai giống gà bố mẹ, nhất là đối với các tính trạng tăng trọng, màu sắc lông, da, chất lượng thịt trứng tốt, giúp ích trong chăn nuôi.

Thực tế cho thấy ở Sóc Trăng thời gian qua các giống gà lai có nhiều ưu thế hơn các giống gà khác, trong đó gà lai 75% nòi chiếm số lượng nhiều nhất, do tính thích nghi tốt, được thị trường chấp nhận, người nuôi có lãi. Chị Mai Thị Liên ở ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách cho biết mỗi đợt chị nuôi từ 1.000 – 1.500 con gà lai nòi, đàn gà tăng trưởng nhanh đồng đều, tỉ lệ nuôi đạt từ 92 – 95% tổng số lượng đàn. Sau khoảng 75 ngày, mỗi con nặng từ 1,5 – 2 kg. Với giá bán từ 65 – 85.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y, dụng cụ, chuồng trại chị Liên còn lời khoảng 30.000 đ/kg , chị Liên cho biết: “Ngoài thực hiện tốt qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, việc chọn giống gà lai có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, chất lượng sẽ quyết định rất lớn thành bại của cả một vụ nuôi”.

Mô hình nuôi gà lai cho thu nhập cao của chị Mai Thị Liên ở xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng

Thị trường tiêu thụ gà thịt lai nòi khá ổn định, do đó các hộ chăn nuôi cũng chọn nuôi giống này nhiều hơn. Nhưng chất lượng gà con còn phụ thuộc vào quy trình lai tạo phối giống, ấp nở và chăm sóc, trong khi nguồn cung cấp gà con trôi nổi còn khá nhiều với mức giá rẻ, nên một số hộ mua lầm con giống không đạt chất lượng.

Do đó bà con cần có những hiểu biết cơ bản để có thể lựa chọn được những lô con giống tốt, thạc sĩ Trương Thị Bích Liên - Trưởng trại Ứng dụng thực nghiệm – Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng khuyền cáo: “Các hộ nuôi nên chọn giống gà tại cơ sở uy tín, chọn giống gà lai bằng cảm quan như: Chân gà không bị dị tật, mắt lanh lẹ, màu sắc và trọng lượng những con giống phải tương đồng nhau; bà con nên chọn giống gà lai nòi kể khi bán sản phẩm ra thị trường có giá hơn; quá trình nuôi bà con phải cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn để gà tăng trọng tốt và thực hiện tốt công tác tiêm ngừa định kỳ…”.

Ngoài ra, để mở rộng quy mô đàn trên từng hộ hoặc từng vùng, người chăn nuôi cần liên kết chặt chẽ với nhau, cùng trao đổi kinh nghiệm, chọn con giống tốt, sắp xếp thời gian nuôi hợp lý, theo dõi tình hình thị trường nhằm hạn chế cung vượt cầu, làm giảm giá khi bán sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Giống Gà Lai Siêu Trứng Phát Triển Giống Gà Lai Siêu Trứng

Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.

09/08/2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

09/08/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Cộng Đồng Ở Vĩnh Sơn (Quảng Trị) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Cộng Đồng Ở Vĩnh Sơn (Quảng Trị)

Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.

21/05/2013
Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

22/06/2013
Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

09/11/2012