Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Sử Dụng Hoàn Toàn Thức Ăn Công Nghiệp

Nhằm hướng dẫn nông dân thay đổi đối tượng nuôi mới, mạnh dạn đầu tư thức ăn công nghiệp, thay đổi quy mô cũng như tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Trị (KNKN) đã triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Mô hình thực hiện trình diễn tại hộ ông Nguyễn Văn Trường (xã Cam Thủy) và ông Nguyễn Đức Chiến (thị trấn Cam Lộ), với quy mô 1.000m2/hộ, thả nuôi với mật độ 15 con/m2, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Tổng kinh phí thực hiện mô hình hơn 96 triệu đồng, trong đó Trung tâm KNKN Quảng Trị hỗ trợ hơn 52 triệu đồng (gồm 100% cá giống và 30% thức ăn công nghiệp), còn lại do người dân đóng góp.
Nhờ triển khai tốt quy trình nuôi từ khâu chọn giống, vệ sinh ao hồ, cung cấp thức ăn và chăm sóc đảm bảo nên cá rô đầu vuông sinh trưởng, phát triển tốt, sau hơn 3 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân 10 con/kg, ước tính tổng sản lượng cá trong 2 ao thực hiện mô hình đạt từ 2 – 2,2 tấn, với giá bán hiện nay trên thị trường là 55.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, dự kiến lãi khoảng 15 triệu đồng/1.000m2.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Trung tâm KNKN Quảng Trị cho biết: Qua đánh giá bước đầu, mô hình nuôi cá rô đầu vuông bước đầu khẳng định được tính thích nghi.
Mặc dù chi phí thức ăn, phòng bệnh và cá giống trên cùng 1 đơn vị diện tích có lớn hơn so với các đối tượng nuôi khác, nhưng thời gian nuôi ngắn hơn (từ 3 - 4 tháng), năng suất, giá bán thị trường cũng cao hơn, do đó, doanh thu từ nuôi cá rô đầu vuông cao hơn so với các đối tượng nuôi khác.
Đây là mô hình nuôi mới, bước đầu đạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của bà con nông dân trong tỉnh, việc tiêu thụ trên thị trường hiện cũng khá thuận lợi nên nuôi cá rô đầu vuông đang được bà con đón nhận rất hồ hởi.
Với những ưu điểm vượt trội về thời gian nuôi, tốc độ lớn nhanh, trọng lượng lớn, có thể nói cá rô đầu vuông sẽ là một đối tượng nuôi mới có hiệu quả cao cho người nuôi. Trong thời gian tới, Trung tâm KNKN Quảng Trị sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra các địa phương khác trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ghé thăm chuồng rắn hổ hèo gần 100 con của anh Lê Văn Phú mới thấy được sự mạnh dạn, siêng năng và quyết tâm làm giàu của một đoàn viên thanh niên. Anh cho biết, anh vừa bán lứa rắn đầu tiên thu lãi 10 triệu đồng và đang nuôi lứa thứ 2, rắn phát triển khá tốt...

Ngày 23-9, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, tính đến hết ngày 22-9, các doanh nghiệp đã thu mua 132,5 ha lúa hè thu 2014 trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, với sản lượng 739 tấn.

Trước khi gắn mình với nghề nông, chị Vũ Thị Phương (51 tuổi, ngụ quận 9, TP Hồ Chí Minh) là bà chủ của một nhà phân phối độc quyền các mặt hàng tiêu dùng lớn có tiếng tại TP Hồ Chí Minh, dưới chị là gần 40 nhân viên. Năm 2006, một người bạn “rủ rê” chị chung vốn trồng hoa tại Đà Lạt, sẵn yêu hoa từ nhỏ, chị Phương lập tức nhận lời.

Thị trường lúa gạo ĐBSCL đang nóng lên trước tin Việt Nam ký hợp đồng xuất 200.000 tấn gạo sang thị trường Philippines và tiếp theo là Indonesia.

Đồng bào dân tộc Mông ở các xã Na Ngoi, Huồi Tụ, Nậm Cắn, Tây Sơn… của huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang rất phấn khởi, bởi gừng tươi được giá, lại rất dễ tiêu thụ.