Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Lồng Theo Hướng VietGAP

Năm 2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam phối hợp với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Đại Lộc triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng theo hướng VietGAP tại hồ chứa nước Khe Tân.
Mô hình có quy mô 250m3/4lồng do ông Trương Văn Siêng trú tại thôn Thạnh Phú, xã Đại Chánh, huyện Đại Lộc làm chủ hộ.
Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tham gia mô hình, hộ nuôi được hỗ trợ 70% con giống và 10% thức ăn, thuốc, hóa chất phòng trị bệnh và được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi.
Trong suốt quá trình nuôi được sự giám sát chặt chẽ của Chi cục Nuôi trồng thủy sản và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đại Lộc từ khâu chọn giống đến khâu cho ăn, chăm sóc, quản ly dịch bệnh nên cá nuôi phát triển khá tốt. Sau hơn 4 tháng thực hiện, mô hình đạt kết quả khá khả quan, ước lượng tỷ lệ sống đạt 70%, trọng lượng bình quân 600g/con.
Theo ông Siêng, chủ hộ tham gia mô hình cho biết, gia đình ông thu hoạch 4 lồng được gần 11 tấn cá. Đến thời điểm thu hoạch thương lái đến tận lồng để thu mua với giá 43.000 đồng/kg, gia đình ông thu được hơn 450 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất, công lao động, khấu hao lồng bè... gia đình ông còn lãi gần 90 triệu.
Cũng theo ông Siêng, mặc dù nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP đòi hỏi phải thực hiện nhiều yêu cầu khắc khe về con giống, cách sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi cũng như việc phải ghi chép nhật ký hằng ngày thật cẩn thận nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm và dùng làm tư liệu so sánh, đúc kết kinh nghiệm cho vụ nuôi sau.
Trong ba năm trở lại đây phong trào nuôi cá diêu hồng lồng phát triển mạnh tại Quảng Nam, trong đó hồ chứa nước Khe Tân là điểm có số lồng nuôi lớn nhất toàn tỉnh với gần 400 lồng.
Việc triển khai thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP tại hồ Khe Tân thành công đã mở ra hướng sản xuất mới giúp kết nối những hộ nuôi cá lồng tại đây hình thành những tổ, nhóm nuôi cá sạch và từng bước hướng đến xây dựng vùng nguyên liệu sạch đạt tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.

Tại huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết trong số 1.600 hécta bắp vụ hè - thu năm nay đều phát triển tốt, cho trái to, đều hạt với năng suất từ 5,5 đến hơn 8 tấn/hécta. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bắp tươi bán tại rẫy chỉ có giá 3.800 đồng/kg, sau đó giảm xuống còn khoảng 2.800 đồng/kg.

Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".

Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn, song có một thực tế là hiện nay, nhiều người nông dân vẫn băn khoăn, lo lắng vì nguồn giống chưa đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Không ít hộ nuôi trồng thủy sản ngậm ngùi nếm "trái đắng" bởi mua phải giống kém chất lượng trên thị trường.

“Đây là mô hình đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của nhiều nông dân nghèo, thiếu đất sản xuất và góp phần giải quyết việc làm. Đây cũng được xem là mô hình lý tưởng giúp nông dân vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống” – anh Trương Văn Ước (ngụ ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) tâm đắc khi nói về nghề nuôi ếch đã giúp gia đình anh đổi đời.