Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Lồng Theo Hướng VietGAP

Năm 2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam phối hợp với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Đại Lộc triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng theo hướng VietGAP tại hồ chứa nước Khe Tân.
Mô hình có quy mô 250m3/4lồng do ông Trương Văn Siêng trú tại thôn Thạnh Phú, xã Đại Chánh, huyện Đại Lộc làm chủ hộ.
Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tham gia mô hình, hộ nuôi được hỗ trợ 70% con giống và 10% thức ăn, thuốc, hóa chất phòng trị bệnh và được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi.
Trong suốt quá trình nuôi được sự giám sát chặt chẽ của Chi cục Nuôi trồng thủy sản và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đại Lộc từ khâu chọn giống đến khâu cho ăn, chăm sóc, quản ly dịch bệnh nên cá nuôi phát triển khá tốt. Sau hơn 4 tháng thực hiện, mô hình đạt kết quả khá khả quan, ước lượng tỷ lệ sống đạt 70%, trọng lượng bình quân 600g/con.
Theo ông Siêng, chủ hộ tham gia mô hình cho biết, gia đình ông thu hoạch 4 lồng được gần 11 tấn cá. Đến thời điểm thu hoạch thương lái đến tận lồng để thu mua với giá 43.000 đồng/kg, gia đình ông thu được hơn 450 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất, công lao động, khấu hao lồng bè... gia đình ông còn lãi gần 90 triệu.
Cũng theo ông Siêng, mặc dù nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP đòi hỏi phải thực hiện nhiều yêu cầu khắc khe về con giống, cách sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi cũng như việc phải ghi chép nhật ký hằng ngày thật cẩn thận nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm và dùng làm tư liệu so sánh, đúc kết kinh nghiệm cho vụ nuôi sau.
Trong ba năm trở lại đây phong trào nuôi cá diêu hồng lồng phát triển mạnh tại Quảng Nam, trong đó hồ chứa nước Khe Tân là điểm có số lồng nuôi lớn nhất toàn tỉnh với gần 400 lồng.
Việc triển khai thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP tại hồ Khe Tân thành công đã mở ra hướng sản xuất mới giúp kết nối những hộ nuôi cá lồng tại đây hình thành những tổ, nhóm nuôi cá sạch và từng bước hướng đến xây dựng vùng nguyên liệu sạch đạt tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 24-7-2014, ông Võ Thành Hạo - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Bình Đại để nắm tình hình nhằm qua đó hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Đồng Tâm bị vỡ do tình trạng trộm nghêu diễn ra từ đầu tháng 7-2014.

Bất chấp lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra, tôm càng xanh... sang nuôi loại thủy sản này vì lợi nhuận cao.

Nhận được tin báo, lúc 10g 20 phút ngày 24/7/2014, đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở làm tôm của ông Đinh Hữu Điền (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức- Long Hồ - Vĩnh Long) phát hiện hơn 30 nhân viên đang trực tiếp bơm tạp chất (gồm thạch rau câu và một bịch bột màu trắng không nhãn mác) vào tôm để tăng trọng lượng.

Hơn 2 năm mày mò tự nghiên cứu, anh Vũ Quốc Đạt, thôn Nho Quan, xã Tam Đa (Sơn Dương - Tuyên Quang) đã sáng chế thành công máy ấp trứng nhiệt sinh học sử dụng nguồn nhiệt từ hầm biogas, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ.

Hiện nay chăn nuôi gia súc nhai lại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phát triển rất nhanh, đặc biệt là đàn bò sữa chiếm khoảng 4.700 con, do đó nhu cầu thức ăn xanh cung cấp cho chăn nuôi là rất lớn. Đặc biệt khi dự án phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh lên 17.000 con năm 2020 và sản lượng sữa đạt 23.000 tấn thì nhu cầu cỏ cho chăn nuôi càng bức thiết hơn.