Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất đậu phụng ở Cát Tài (Bình Định)

Nông dân tham gia MH được Trung tâm KNKN hỗ trợ kinh phí mua đậu giống, tập huấn kỹ thuật sử dụng chế phẩm Trichoderma phòng trừ bệnh chết ẻo và bộ chế phẩm của Công ty TNHH Hóa nông Hợp Trí cho cây đậu phụng. Kết quả, năng suất bình quân 70 tạ/ha (đậu tươi), tăng hơn 15 - 20 tạ/ha so với đối chứng.
Từ ngày 16 - 24.7, bà con đã thu hoạch và bán được 185 tấn sản phẩm cho Công ty Tất Thắng theo hợp đồng đã ký, với giá 10.500 đồng/kg; thu nhập bình quân hơn 73,5 triệu đồng/ha; sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 25 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài MH gần 10 triệu đồng/ha. MH giúp tăng năng suất, sản lượng, tăng thu nhập trên một diện tích đất canh tác, rút ngắn được thời vụ sản xuất từ 10 - 15 ngày.
Việc DN ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ cũng giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, diện tích đậu phụng được trồng đạt 31 ha so với kế hoạch ban đầu là 30 ha. MH tiếp tục cho thấy hiệu quả liên kết “4 nhà” trong sản xuất theo hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Con số ấn tượng trên là câu chuyện của gia đình anh Nguyễn Đình Bang, ở thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình).

Nhu cầu tiêu thụ lươn trên thị trường ngày càng cao, giá bán cao và khá ổn định ở mức 150 - 200 nghìn đồng/kg nên hiện có nhiều gia đình chuyển sang nuôi lươn

Ông nhẩm tính, cứ đà này, hoa ly sẽ nở đúng dịp Tết, nếu giá hoa như năm ngoái thì vợ chồng ông cũng bỏ túi khoảng 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí giống

ông Phạm Văn Mỹ phát triển nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm ông thu lãi hàng trăm triệu đồng, tạo công việc ổn định cho nhiều lao động

Trên tích đất lúa kém hiệu quả, ông Nguyễn Văn Khôi đã mạnh dạn chuyển đổi thành ao hồ nuôi cá giống, cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm