Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất đậu phụng ở Cát Tài (Bình Định)

Nông dân tham gia MH được Trung tâm KNKN hỗ trợ kinh phí mua đậu giống, tập huấn kỹ thuật sử dụng chế phẩm Trichoderma phòng trừ bệnh chết ẻo và bộ chế phẩm của Công ty TNHH Hóa nông Hợp Trí cho cây đậu phụng. Kết quả, năng suất bình quân 70 tạ/ha (đậu tươi), tăng hơn 15 - 20 tạ/ha so với đối chứng.
Từ ngày 16 - 24.7, bà con đã thu hoạch và bán được 185 tấn sản phẩm cho Công ty Tất Thắng theo hợp đồng đã ký, với giá 10.500 đồng/kg; thu nhập bình quân hơn 73,5 triệu đồng/ha; sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 25 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài MH gần 10 triệu đồng/ha. MH giúp tăng năng suất, sản lượng, tăng thu nhập trên một diện tích đất canh tác, rút ngắn được thời vụ sản xuất từ 10 - 15 ngày.
Việc DN ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ cũng giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, diện tích đậu phụng được trồng đạt 31 ha so với kế hoạch ban đầu là 30 ha. MH tiếp tục cho thấy hiệu quả liên kết “4 nhà” trong sản xuất theo hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện “Chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn” theo nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vụ Xuân năm nay, huyện Bắc Quang thực hiện gieo cấy trên 2.900 ha lúa. Đến nay, đã có 1.816,1 ha mạ đã được gieo để chuẩn bị cấy lúa Xuân. Đặc biệt, khi làm đất gieo mạ, người dân chú trọng công tác đầu tư thâm canh bằng cách bón lót phân chuồng, phân lân hoặc bón vôi cho những diện tích ruộng đã đến chu kỳ bón vôi cải tạo.

Nhằm đáp ứng nhu cầu chưng mâm ngũ quả ngày tết và mong muốn bán được giá cao, nhiều nhà vườn trồng xoài trên địa bàn tỉnh đã tập trung xử lý cho xoài ra trái nghịch vụ để bán vào dịp Tết Ất Mùi năm 2015. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thời tiết nên năng suất vụ xoài năm nay bị giảm đáng kể, có không ít nhà vườn phải “lỗi hẹn” với mùa xoài tết trong sự tiếc nuối.

Ngay khi vừa thu hoạch mía, ông Nguyễn Chánh ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) đã không một chút đắn đo khi phá bỏ ruộng mía để trồng mì, tỉa đậu. Ông Chánh là một nông dân gắn bó lâu đời với cây mía mấy chục năm qua, chẳng còn thiết tha với cây mía.

Với mục đích liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, con giống; trao đổi những kinh nghiệm hay, cùng hợp tác mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh… những người cùng chung nghề chăn nuôi đã tìm đến với nhau để xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả cao.