Hiệu Quả Mô Hình Giống Lúa Lai Nam Ưu 209 Vụ Mùa 2014

Sáng 1/10,Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình cùng Công ty Giống cây trồng miền Nam tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình giống lúa lai Nam ưu 209 vụ mùa 2014.
Mô hình được thực hiện với diện tích 1ha trên chân đất vàn, tầng canh tác dày tại xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải. Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình chịu tránh nhiệm tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân, với hình thức gieo mạ non trên nền đất cứng.
Qua đánh giá, giống lúa lai Nam ưu 209 có thời gian sinh trưởng ngắn từ 110 - 115 ngày, có khả năng kháng bệnh bạc lá tốt, ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Giống lúa lai Nam ưu có khả năng đẻ nhánh khỏe, số bông trên một khóm cao. Năng suất vụ mùa ước đạt 62,5 tạ/ha. Đây là giống lúa có khả năng gieo cấy được cả hai vụ/năm, cho chất lượng gạo dẻo, mùi thơm nhẹ, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu.
Với những ưu điểm đó, giống lúa lai Nam ưu 209 đang tiếp tục được nghiên cứu, khảo nghiệm thực tiễn để đưa vào sản xuất trên diện rộng, góp phần tăng chất lượng bộ giống lúa ở Thái Bình.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế giáp sông Hồng, nhiều người dân ở xã Hoàng Hanh (thành phố Hưng Yên) đã lựa chọn nghề chài lưới để làm kế sinh nhai. Nghề đánh bắt cá của các hộ chài lưới diễn ra quanh năm, thế nhưng sôi động nhất có lẽ chính là vào vụ cá mòi.

Theo thống kê của ngành chức năng, vào khoảng trung tuần tháng 4/2014, giá tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tuột dốc và đã ở mức chạm đáy, chỉ còn 92.000-100.000 đồng/kg (loại 100 con/kg).

Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.

Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.