Hiệu Quả Mô Hình Gieo Mạ Tập Trung Tại Xã Bằng Lang

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Quang Bình về việc triển khai mô hình gieo mạ tập trung tại thôn Trung Thành, xã Bằng Lang nhằm thực hiện cánh đồng mẫu “5 cùng” (cùng thời gian, cùng thời điểm, cùng giống, cùng chăm sóc, cùng thu hoạch).
Vụ Đông - xuân 2013 – 2014, Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với UBND xã Bằng Lang triển khai thực hiện gieo mạ tập trung và tổ chức sản xuất gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Thực hiện mô hình này, cán bộ khuyến nông của xã đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã chọn thôn điểm để xây dựng mô hình gieo mạ tập trung. Bước đầu tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân, phân tích hiệu quả kinh tế, từng bước thực hiện mô hình gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Qua công tác tuyên truyền, bà con nhân dân thôn Trung Thành cơ bản đồng thuận với mô hình gieo mạ tập trung; cán bộ khuyến nông xã giao cho khuyến nông thôn bản nắm chắc số diện tích của các hộ tham gia mô hình để có kế hoạch mua giống.
Qua đăng ky, có 16 hộ tham gia với số giống đăng ký là 55 kg Nhị ưu 838, 27 kg BG1, tương đương với 2,4 ha; trong đó, hộ ông Nguyễn Đình Chi đăng ký thực hiện tổ dịch vụ, đồng thời cũng là một trong những hộ có ruộng đủ điều kiện gieo mạ.
Về cơ chế, Phòng NN& và Trạm Khuyến nông huyện giúp đỡ về kỹ thuật;huyện hỗ trợ 100% ni lông che phủ và 50% giá giống, thực hiện gieo mạ vào ngày 14.1.2014. Qua theo dõi, cây mạ sinh trưởng và phát triển tốt không bị chết rét. Căn cứ vào diện tích của từng hộ, ông Chi, Tổ trưởng tổ dịch vụ đã trực tiếp đo diện tích mạ cần bán cho từng hộ; khi cấy, các hộ đến súc mạ đem đi cấy. Do chăm sóc mạ tốt nên các hộ không có hiện tượng chọn mạ. Khi bán mạ, ông Chi thu 85% giá giống theo chương trình hỗ trợ của huyện.
Khẳng định về mô hình gieo mạ tập trung, ông Nguyễn Đình Chi, Tổ trưởng tổ dịch vụ gieo mạ và chị Vương Thị Lan, hộ gia đình gieo mạ đều cho biết: Đây là mô hình thực hiện được “5 cùng” trên cánh đồng mẫu, vì thế chất lượng giống được nâng lên, ý thức người nông dân cũng được nâng cao một bước, gieo cùng một loại giống, gieo cùng một thời điểm, cấy cùng một thời điểm, chất lượng mạ tốt do đó dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Mặt khác giảm chi phí cho người sản xuất về vận chuyển đỡ công làm mạ, tuy nhiên khi thực hiện mô hình này bước đầu chưa có công của tổ dịch vụ mạ...
Có thể bạn quan tâm

Tùy theo điều kiện chủ động rút nước hay chờ nước rút, bà con nông dân ĐBSCL thường xuống giống vụ đông xuân trong tháng 11 và 12.

Trong vòng 3 năm từ 2013-2016, bà con nhận bò nuôi sẽ phải hoàn trả vốn bằng tiền như giá trị ban đầu vay mua bò (22 triệu đồng/cặp) để dự án tiếp tục phân bổ cho hộ nghèo các địa phương khác. Mục tiêu của dự án là đến 2016 có từ 60 - 70% hộ nghèo sẽ thoát nghèo bền vững.

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đà Nẵng, nhưng "thầy giáo trẻ" lại chọn con đường mở trang trại chăn nuôi và làm giàu từ đàn gà, vịt...

Đó là thành quả mà ông Lê Xuân Long, thôn Ngọc Liên, xã Kim An, Thanh Oai, T.P Hà Nội gặt hái được sau hơn 10 năm trồng cam Canh, bưởi Diễn.

Cây vải được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây khỏe, bộ lá xanh sáng, bóng, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, do phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng nên cây vải cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, đặc biệt cây vải kéo dài thời gian cho quả, hạn chế ra quả cách năm, ít rụng quả và quả chín đều.