Hiệu Quả Mô Hình Gieo Mạ Tập Trung Tại Xã Bằng Lang

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Quang Bình về việc triển khai mô hình gieo mạ tập trung tại thôn Trung Thành, xã Bằng Lang nhằm thực hiện cánh đồng mẫu “5 cùng” (cùng thời gian, cùng thời điểm, cùng giống, cùng chăm sóc, cùng thu hoạch).
Vụ Đông - xuân 2013 – 2014, Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với UBND xã Bằng Lang triển khai thực hiện gieo mạ tập trung và tổ chức sản xuất gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Thực hiện mô hình này, cán bộ khuyến nông của xã đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã chọn thôn điểm để xây dựng mô hình gieo mạ tập trung. Bước đầu tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân, phân tích hiệu quả kinh tế, từng bước thực hiện mô hình gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Qua công tác tuyên truyền, bà con nhân dân thôn Trung Thành cơ bản đồng thuận với mô hình gieo mạ tập trung; cán bộ khuyến nông xã giao cho khuyến nông thôn bản nắm chắc số diện tích của các hộ tham gia mô hình để có kế hoạch mua giống.
Qua đăng ky, có 16 hộ tham gia với số giống đăng ký là 55 kg Nhị ưu 838, 27 kg BG1, tương đương với 2,4 ha; trong đó, hộ ông Nguyễn Đình Chi đăng ký thực hiện tổ dịch vụ, đồng thời cũng là một trong những hộ có ruộng đủ điều kiện gieo mạ.
Về cơ chế, Phòng NN& và Trạm Khuyến nông huyện giúp đỡ về kỹ thuật;huyện hỗ trợ 100% ni lông che phủ và 50% giá giống, thực hiện gieo mạ vào ngày 14.1.2014. Qua theo dõi, cây mạ sinh trưởng và phát triển tốt không bị chết rét. Căn cứ vào diện tích của từng hộ, ông Chi, Tổ trưởng tổ dịch vụ đã trực tiếp đo diện tích mạ cần bán cho từng hộ; khi cấy, các hộ đến súc mạ đem đi cấy. Do chăm sóc mạ tốt nên các hộ không có hiện tượng chọn mạ. Khi bán mạ, ông Chi thu 85% giá giống theo chương trình hỗ trợ của huyện.
Khẳng định về mô hình gieo mạ tập trung, ông Nguyễn Đình Chi, Tổ trưởng tổ dịch vụ gieo mạ và chị Vương Thị Lan, hộ gia đình gieo mạ đều cho biết: Đây là mô hình thực hiện được “5 cùng” trên cánh đồng mẫu, vì thế chất lượng giống được nâng lên, ý thức người nông dân cũng được nâng cao một bước, gieo cùng một loại giống, gieo cùng một thời điểm, cấy cùng một thời điểm, chất lượng mạ tốt do đó dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Mặt khác giảm chi phí cho người sản xuất về vận chuyển đỡ công làm mạ, tuy nhiên khi thực hiện mô hình này bước đầu chưa có công của tổ dịch vụ mạ...
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Văn Nam, cư ngụ tại ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành - một trong những nơi được xem là "phát tích" của cây vú sữa Lò Rèn - thương hiệu cây ăn quả độc đáo của Tiền Giang đang được khẳng định trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vào những ngày này, bà con các xã Mường Phăng, Pa Khoang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang thu hoạch đào Pháp trong niềm vui phấn khởi vì đào được mùa, được giá.

Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững chuỗi giá trị xoài”. Tham gia hội thảo có đại diện các doanh nghiệp thu mua và chế biến xoài từ Tiền Giang và TP.Hồ Chí Minh cùng với nông dân sản xuất và chủ vựa xoài trong tỉnh Đồng Tháp.

Các nhà vườn ở ĐBSCL đang lao đao khi bước vào thu hoạch rộ trái cây đặc sản trong cảnh “được mùa mất giá”, còn các doanh nghiệp xuất khẩu lại than thiếu nguyên liệu

Ông Phạm Hồng Sơn, chủ cơ sở sản xuất cây giống Mười Sơn, ấp Sơn Lân, xã Sơn Định (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết: Từ đầu năm đến nay, cây giống liên tục tăng giá với mức bình quân khoảng 40 – 60% tùy từng loại giống cây. Sầu riêng loại I từ mức giá 22.000 đ/cây nhảy vọt lên 30.000 – 35.000 đ/cây; xoài loại I từ mức giá 14.000 đ/cây tăng lên 26.000 đ/cây; dừa từ mức 20.000 đ/cây tăng lên 30.000 đ/cây, cam sành từ mức 8.000 đ/cây tăng lên 13.000 đ/cây…