Hiệu Quả Mô Hình Gieo Mạ Tập Trung Tại Xã Bằng Lang

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Quang Bình về việc triển khai mô hình gieo mạ tập trung tại thôn Trung Thành, xã Bằng Lang nhằm thực hiện cánh đồng mẫu “5 cùng” (cùng thời gian, cùng thời điểm, cùng giống, cùng chăm sóc, cùng thu hoạch).
Vụ Đông - xuân 2013 – 2014, Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với UBND xã Bằng Lang triển khai thực hiện gieo mạ tập trung và tổ chức sản xuất gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Thực hiện mô hình này, cán bộ khuyến nông của xã đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã chọn thôn điểm để xây dựng mô hình gieo mạ tập trung. Bước đầu tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân, phân tích hiệu quả kinh tế, từng bước thực hiện mô hình gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Qua công tác tuyên truyền, bà con nhân dân thôn Trung Thành cơ bản đồng thuận với mô hình gieo mạ tập trung; cán bộ khuyến nông xã giao cho khuyến nông thôn bản nắm chắc số diện tích của các hộ tham gia mô hình để có kế hoạch mua giống.
Qua đăng ky, có 16 hộ tham gia với số giống đăng ký là 55 kg Nhị ưu 838, 27 kg BG1, tương đương với 2,4 ha; trong đó, hộ ông Nguyễn Đình Chi đăng ký thực hiện tổ dịch vụ, đồng thời cũng là một trong những hộ có ruộng đủ điều kiện gieo mạ.
Về cơ chế, Phòng NN& và Trạm Khuyến nông huyện giúp đỡ về kỹ thuật;huyện hỗ trợ 100% ni lông che phủ và 50% giá giống, thực hiện gieo mạ vào ngày 14.1.2014. Qua theo dõi, cây mạ sinh trưởng và phát triển tốt không bị chết rét. Căn cứ vào diện tích của từng hộ, ông Chi, Tổ trưởng tổ dịch vụ đã trực tiếp đo diện tích mạ cần bán cho từng hộ; khi cấy, các hộ đến súc mạ đem đi cấy. Do chăm sóc mạ tốt nên các hộ không có hiện tượng chọn mạ. Khi bán mạ, ông Chi thu 85% giá giống theo chương trình hỗ trợ của huyện.
Khẳng định về mô hình gieo mạ tập trung, ông Nguyễn Đình Chi, Tổ trưởng tổ dịch vụ gieo mạ và chị Vương Thị Lan, hộ gia đình gieo mạ đều cho biết: Đây là mô hình thực hiện được “5 cùng” trên cánh đồng mẫu, vì thế chất lượng giống được nâng lên, ý thức người nông dân cũng được nâng cao một bước, gieo cùng một loại giống, gieo cùng một thời điểm, cấy cùng một thời điểm, chất lượng mạ tốt do đó dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Mặt khác giảm chi phí cho người sản xuất về vận chuyển đỡ công làm mạ, tuy nhiên khi thực hiện mô hình này bước đầu chưa có công của tổ dịch vụ mạ...
Có thể bạn quan tâm

“Chúng ta cứ loay hoay với chuyện nuôi con gì, trồng cây gì; chuyện được mùa rớt giá, được giá mất mùa. Mô hình này là lời giải sinh động cho những tồn tại của nền nông nghiệp Việt Nam. Điều tôi trăn trở nhất là làm sao có chính sách khuyến khích các mô hình tương tự”

Những thông tin từ hệ thống Thống kê của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAOSTAT) cho thấy một chuyện... không vui: Hạt điều, tiêu đen đều chiếm vị trí số 1 cả về lượng và giá trị, nhưng giá bán hạt điều xếp thứ 6, tiêu đen thứ 8.

Trong những ngày gần đây, chuyện hàng nghìn buồng chuối tiêu hồng “ế nẫu” làm “nẫu lòng” các hộ nông dân tại xã Liên Châu (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về phương cách làm nông nghiệp tự phát, phi thị trường, đầy rủi ro.

Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất khô trên địa bàn tỉnh An Giang đang bước vào mùa làm ăn mới, chuẩn bị hàng bán Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do lũ nhỏ, diện tích nuôi thu hẹp nên lượng cá khan hiếm đã đẩy giá cá lóc, cá sặc bổi nguyên liệu tăng từ 15 – 20% so cùng kỳ.

Áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi tốt (GAP, SQF, CoC...) là biện pháp đảm bảo chất lượng ATVSTP đối với các sản phẩm thủy sản