Hiệu quả mô hình chứng nhận GAP

Cuộc tọa đàm giúp các đại biểu hiểu rõ hơn về các nội dung như trình tự thủ tục đăng ký chứng nhận GAP; người SX muốn được chứng nhận GAP cần những điều kiện gì và được hỗ trợ gì; lợi ích của việc SX theo GAP;
Những thuận lợi và khó khăn khi tham gia SX theo GAP; thị trường xuất khẩu của thanh long và rau đạt chứng nhận GAP; những tiêu chuẩn để sản phẩm thanh long đạt yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu…
Từ đó giúp nông dân có cái nhìn sâu rộng hơn về hiệu quả của các mô hình SX theo GAP.
Trước đó, Trung tâm đã tổ chức 2 cuộc tọa đàm gồm:
Giới thiệu mô hình SX nông nghiệp đạt hiệu quả và SX nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu. Từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục thực hiện tọa đàm về kỹ thuật nuôi ếch ở huyện Cái Bè.
Có thể bạn quan tâm

Cách ngã tư Ga (Q.12) khoảng 2 km, đi qua những con đường ngoằn ngoèo nhưng khi hỏi thăm thông tin về trại nuôi chó Phú Quốc của anh Tưởng Văn Quý thì rất nhiều người biết. Không những nổi tiếng ở địa phương mà tiếng lành đồn xa đến nhiều tỉnh thành trong cả nước với nghề nuôi chó Phú Quốc của chàng trai trẻ có biệt danh “Quý khuyển”.

Phương pháp sạ hàng lúa bằng máy kéo tay là một tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp đang được nhân rộng ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Hiện toàn huyện có 120.000 máy sạ hàng, đáp ứng nhu cầu xuống giống cho hơn 98% diện tích lúa Hè thu.

Sau vụ thu hoạch vải thiều, thời tiết trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thường có nắng mưa xen kẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vải thiều. Đặc biệt là ở những vườn vải thấp, dễ xảy ra tình trạng ngập úng nhiều ngày. Nếu người dân không làm rãnh thoát nước tốt thì cây vải thiều sẽ chết rút.

Hơn 20 hộ dân ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng) tự phân công sản xuất từng loại rau theo thỏa thuận với hệ thống siêu thị ở TP.Hồ Chí Minh. Quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu hộ nào không tuân thủ sẽ chịu các hình thức kỷ luật tương xứng như cảnh cáo, khai trừ…

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), đàn bò thịt cả nước từ 6,7 triệu con năm 2007 giảm xuống còn 5,07 triệu con vào năm 2014, tức chỉ trong 7 năm đã giảm khoảng 1,63 triệu con. Do nguồn cung trong nước đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu tiêu dùng nên Việt Nam phải nhập khẩu 300.000 - 400.000 con bò thịt mỗi năm từ Australia, Lào, Campuchia, Thái Lan...