Hiệu quả mô hình chăn nuôi tổng hợp

Ông Nguyễn Văn Thanh kiểm tra chất lượng thỏ thương phẩm trước khi xuất bán.
Năm 2011, ông tham gia dự án chăn nuôi, chế biến thỏ Việt - Nhật giống NewZealand do Công ty Nippon Zuki Nhật Bản (trụ sở tại tỉnh Ninh Bình) cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm.
Với 57 con thỏ bố mẹ và hỗ trợ ban đầu của dự án về thức ăn, vắc-xin phòng bệnh, ông đầu tư 70 triệu đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi thỏ và lợn.
Hiện gia đình ông thường xuyên chăn nuôi 10 con lợn thịt; gần 400 con thỏ giống và thương phẩm gối lứa.
Thỏ thương phẩm sau 3 tháng nuôi được xuất chuồng, nặng khoảng 2kg/con được Công ty thu mua với giá 60 - 70 nghìn đồng/kg.
Bình quân mỗi tháng ông bán 100 con, trừ chi phí lãi hơn 10 triệu đồng.
Để bảo đảm nguồn thức ăn cho thỏ, ông Thanh tận dụng bèo ở ao nuôi cá và trồng thêm cỏ.
Ngoài nuôi thỏ, thả cá, ông còn tận dụng diện tích đất vườn quây lưới nuôi 50 đôi chim bồ câu sinh sản, chăn thả 10 con dê.
Thức ăn cho các loại vật nuôi được ông kết hợp giữa cám tổng hợp với rau xanh để bảo đảm dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí.
Theo ông, yêu cầu quan trọng nhất trong chăn nuôi là phải luôn giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển; tiêm phòng bệnh.
Mô hình chăn nuôi tổng hợp này mỗi năm cho gia đình ông khoản lãi gần 200 triệu đồng, trở thành điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của nhiều hộ nông dân trong huyện
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân do các địa phương chưa có kế hoạch hoặc chưa bố trí đủ kinh phí nên chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh cho cá tra. Trong khi đó, diện tích nuôi cá tăng và mức độ thâm canh cao; nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân lại không xử lý môi trường nước ao bị nhiễm bệnh trước khi thải ra môi trường. Phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ, bệnh này có thể gây chết lên đến 90% số cá mang bệnh.

Do nắng hạn khốc liệt, mạch nước ngầm lại bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nghiêm trọng nên vụ hè thu này nhiều diện tích lúa ở thôn Hà Thuận và Trà Đông (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên) phải bỏ hoang. Những chân ruộng may mắn gieo sạ được thì lúa non cũng đang chết héo dần vì không có nguồn nước tưới…

Để đạt mục tiêu đề ra, những tháng còn lại của năm cần tăng cường thu hoạch tôm nuôi gắn với khai thác biển để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho chế biến. Bên cạnh đó, cần tăng cường khả năng chế biến sản phẩm thuỷ sản các loại để xuất khẩu cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gắn với xử lý dứt điểm hàng tồn kho.

Ngày 22/11/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo Hội Nghề cá Việt Nam và Tạp chí Thủy sản Việt Nam tổ chức trao tặng Danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba – 2014” nhằm ghi nhận thành tích, khơi dậy ý thức trách nhiệm của nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học, nhà quản lý đang tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.

Quy hoạch vùng trồng cỏ, ngô và các loại cây ngắn ngày khác cung cấp khoảng 30.000 tấn thức ăn/năm; vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án hoàn thành trồng trọt vùng nguyên liệu 120 ha trong 16 tháng kể từ ngày được giao đất và bắt đầu xây dựng trang trại vào năm 2018.