Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình 1 Lúa – 2 Màu

Hiệu Quả Mô Hình 1 Lúa – 2 Màu
Ngày đăng: 23/12/2011

Canh tác cây lúa liên tục trong nhiều năm liền đã làm cho đất đai ngày càng suy kiệt, đồng ruộng mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng suất lúa có khuynh hướng giảm… Điều này ảnh hưởng xấu đến thu nhập vốn đã thấp của người nông dân. Vì thế, xóa độc canh cây lúa là vấn đề bức thiết. Nó không chỉ vì khía cạnh kinh tế, môi trường mà còn vì xã hội. Để sản xuất bền vững, tỉnh Đảng bộ Vĩnh Long đã ban hành chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, tạo ra sự đa dạng hóa cây trồng, cải tạo đất trên đồng ruộng do sản xuất lúa độc canh, đồng thời góp phần thu nhập cho người dân trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.

Một trong những nông dân điển hình thực hiện theo chủ trương đưa cây màu xuống ruộng đó chính là anh Nguyễn Văn Út, ngụ ấp Tân Lộc, xã Tân Lược, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Theo anh Út thông tin cho chúng tôi biết: “Mấy năm trước cứ đeo theo cây lúa nên lãi suất từ cánh đồng 6.500m2 rất ít ỏi. Đầu năm 2011, qua thông tin từ báo, đài, cũng như cán bộ nông nghiệp xã khuyến cáo đưa cây màu xuống ruộng, nhận thấy mô hình này cũng hiệu quả nên anh mạnh dạn chuyển 2 vụ lúa Hè Thu và Thu Đông thay bằng cây mè và cây khoai lang tím nhật, anh chỉ canh tác 1 vụ lúa Đông Xuân trong năm.

Với mô hình 1 lúa – 2 màu này, anh Út cho biết vụ lúa Đông Xuân và vụ mè Hè Thu ước tính lãi khoảng 6 triệu đồng/1.000m2. Riêng vụ khoai tím nhật do trồng trong lúc mưa nên chi phí tưới cũng như công chăm sóc nhẹ, đồng thời khoai được bán ngay lúc có giá cao 990.000 đồng/tạ, nên lợi nhuận từ cây khoai này khoảng 39 triệu đồng/1.000m2.

Như vậy, trong năm 2011, trừ tất cả chi phí gia đình anh Út thu nhập từ mô hình này được lãi 295 triệu đồng/năm. Với giá khoai cao ngất ngưỡng hiện nay, mặc dù canh tác cây mè có nhẹ công chăm sóc nhưng lãi không cao nên anh Út cho biết thêm năm 2012 anh sẽ chuyển vụ mè sang vụ khoai nhằm tăng thu nhập cho gia đình mình.

Nhờ biết tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, biết nổ lực làm ăn và chịu khó tìm tòi học hỏi nên anh Út đã khấm khá lên. Điều tâm đắc nhất là tuổi đời của anh còn rất trẻ chỉ ở tuổi 32 nhưng kinh nghiệm canh tác đồng ruộng của anh rất dầy. Ai muốn trao đổi, học tập kinh nghiệm anh đều sẵn sàng chia sẻ với mọi người. Và gia đình anh được công nhận là gia đình văn hóa nhiều năm liền.

Tuy trồng màu tốn nhiều công sức hơn trồng lúa nhưng thu nhập từ cây màu chênh lệch rất lớn so với cây lúa. Đây là một mô hình kinh tế nên lãnh đạo địa phương đang khuyến cáo và vận động bà con nông dân thực hiện theo mô hình này.


Có thể bạn quan tâm

Cây Nho Ninh Thuận, Vì Sao Lận Đận? Cây Nho Ninh Thuận, Vì Sao Lận Đận?

Gần như là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ những yếu tố để phát triển cây nho, nhưng thương hiệu nho Ninh Thuận lại chưa có một vị thế xứng tầm.

19/05/2012
Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống

Ngoài các biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến như "một phải năm giảm" (phải dùng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch), mô hình còn áp dụng tuyệt đối không dùng bất cứ hóa chất nào để xử lý hạt giống trước lúc gieo sạ.

16/07/2012
Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi

Là người tiên phong đưa giống cây thanh long ruột đỏ về vùng đất miền núi Tràng Xá, anh Chu Văn Hợp, xóm Khuôn Ruộng, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), hiện là chủ nhân của 300 gốc cây thanh long ruột đỏ đang đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình sản xuất mới, phù hợp với vùng đất miền núi khô cằn, đang được nhiều hộ dân học tập theo.

01/10/2012
Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

14/06/2012
Giàu Lên Từ Rắn Hổ Giàu Lên Từ Rắn Hổ

Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.

02/10/2012