Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ
Ngày đăng: 05/08/2014

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Từ đó, ông tận dụng tất cả các diện tích đất có sẵn và mua thêm 13 ha đất tại Lộc Ninh (Bình Phước) để trồng quýt đường.

Sau nhiều vụ, ông nhận thấy thị trường quýt trái vụ (tháng 2 đến tháng 4 âm lịch) giá cao, tránh được sự cạnh tranh của nhiều loại trái cây khác. Vậy là ông tìm tòi, học hỏi để tìm ra phương pháp “ép” cây quýt cho trái sớm hơn vụ chính vụ từ 1 - 2 tháng.

Ông Phấn chia sẻ, để quýt đường ra trái vụ, vào tháng 5 âm lịch cần ngưng tưới nước khoảng nửa tháng, đồng thời ngưng bón phân.

Sau khi ngưng tưới nước nửa tháng tiến hành bón phân với số lượng một bao u-rê trộn đều với một bao phân NPK (loại 20-20-15), một bao phân bón hóa học, một bao phân sinh hóa hữu cơ (loại 50kg/bao). Số phân này rải đều cho toàn bộ mảnh vườn (khoảng 1.800 cây).

Bón phân xong tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất. Sau khi tưới nước khoảng 7 - 10 ngày thì cây ra bông. Từ khi có bông, cứ một tháng rưỡi lại bón bổ sung phân cho cây một lần, mỗi lần một bao NPK (loại 20-20-15), tưới giữ ẩm cho đất vườn thường xuyên.

Với cách làm của ông, vào tháng 3 âm lịch sẽ cho thu hoạch trái. Thời điểm này, chưa đến mùa quýt rộ nên có giá rất cao, khoảng 32.000 - 34.000 đồng/ kg. Tuy năng suất của vụ nghịch có thấp hơn chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao nên vườn quýt thường cho thu nhập cao gấp đôi.

Từ thành công của việc trồng quýt trái vụ, ông vừa mua thêm 5 ha và thuê thêm 8 ha ở Trừ Văn Thố (Bàu Bàng) để trồng quýt. Bên cạnh đó, ông còn hỗ trợ bà con trong vùng mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trả chậm từ 50 - 60%, ủng hộ các quỹ Hội Nông dân của địa phương từ 40 - 50 triệu/năm.


Có thể bạn quan tâm

Trồng cỏ, hái tiền Trồng cỏ, hái tiền

Ở xã vùng cao Nghiên Loan, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), trồng cỏ là nghề hái ra tiền.

10/05/2021
Thanh niên 9X thành công mô hình nuôi hàu ghép cá Thanh niên 9X thành công mô hình nuôi hàu ghép cá

Anh Đinh Văn Ngọc - thế hệ 9X phát triển thành công nuôi hàu ghép cá thương phẩm, trở thành tấm gương làm giàu cho thanh niên địa phương.

11/05/2021
Thâm canh cây ăn quả theo VietGAP, thu 300 - 700 triệu đồng/ha Thâm canh cây ăn quả theo VietGAP, thu 300 - 700 triệu đồng/ha

Nông dân tại Ninh Thuận ngày càng ý thức được vai trò của việc sản xuất cây ăn quả theo quy trình kỹ thuật bài bản.

13/05/2021
Nuôi cánh kiến đỏ, lãi gấp chục lần trồng rừng Nuôi cánh kiến đỏ, lãi gấp chục lần trồng rừng

Ở miền núi Thanh Hóa, mô hình trồng cây đậu thiều làm cây chủ để thu cánh kiến đỏ cho thu nhập gấp hàng chục lần trồng rừng, nhưng dân lại chưa mặn mà.

14/05/2021
Trồng lại rong biển bằng kỹ thuật mới Trồng lại rong biển bằng kỹ thuật mới

Vùng biển Quảng Ninh có loài rong biển dược tính rất cao, nếu được nuôi trồng để cung ứng nguyên liệu cho các đơn vị chiết xuất tân dược, sẽ là hướng phát triển

21/05/2021