Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ
Ngày đăng: 05/08/2014

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Từ đó, ông tận dụng tất cả các diện tích đất có sẵn và mua thêm 13 ha đất tại Lộc Ninh (Bình Phước) để trồng quýt đường.

Sau nhiều vụ, ông nhận thấy thị trường quýt trái vụ (tháng 2 đến tháng 4 âm lịch) giá cao, tránh được sự cạnh tranh của nhiều loại trái cây khác. Vậy là ông tìm tòi, học hỏi để tìm ra phương pháp “ép” cây quýt cho trái sớm hơn vụ chính vụ từ 1 - 2 tháng.

Ông Phấn chia sẻ, để quýt đường ra trái vụ, vào tháng 5 âm lịch cần ngưng tưới nước khoảng nửa tháng, đồng thời ngưng bón phân.

Sau khi ngưng tưới nước nửa tháng tiến hành bón phân với số lượng một bao u-rê trộn đều với một bao phân NPK (loại 20-20-15), một bao phân bón hóa học, một bao phân sinh hóa hữu cơ (loại 50kg/bao). Số phân này rải đều cho toàn bộ mảnh vườn (khoảng 1.800 cây).

Bón phân xong tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất. Sau khi tưới nước khoảng 7 - 10 ngày thì cây ra bông. Từ khi có bông, cứ một tháng rưỡi lại bón bổ sung phân cho cây một lần, mỗi lần một bao NPK (loại 20-20-15), tưới giữ ẩm cho đất vườn thường xuyên.

Với cách làm của ông, vào tháng 3 âm lịch sẽ cho thu hoạch trái. Thời điểm này, chưa đến mùa quýt rộ nên có giá rất cao, khoảng 32.000 - 34.000 đồng/ kg. Tuy năng suất của vụ nghịch có thấp hơn chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao nên vườn quýt thường cho thu nhập cao gấp đôi.

Từ thành công của việc trồng quýt trái vụ, ông vừa mua thêm 5 ha và thuê thêm 8 ha ở Trừ Văn Thố (Bàu Bàng) để trồng quýt. Bên cạnh đó, ông còn hỗ trợ bà con trong vùng mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trả chậm từ 50 - 60%, ủng hộ các quỹ Hội Nông dân của địa phương từ 40 - 50 triệu/năm.


Có thể bạn quan tâm

Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

28/07/2013
Thanh Thủy Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Lúa Tái Sinh Thanh Thủy Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Lúa Tái Sinh

Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.

28/07/2013
Ông Tạ Thành Công Trong Nuôi Cá Hồi Tại Mẫu Sơn Ông Tạ Thành Công Trong Nuôi Cá Hồi Tại Mẫu Sơn

Như đã thành thông lệ, cứ vào những ngày cuối tuần, du khách trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn lại nô nức kéo lên tham quan nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Mẫu Sơn (DLMS).

29/07/2013
Đổ Xô Mua Heo Mỡ, Mừng Hay Lo? Đổ Xô Mua Heo Mỡ, Mừng Hay Lo?

Mấy ngày gần đây, thương lái từ các tỉnh phía Bắc vào Đồng Nai lùng mua heo mỡ có cân nặng từ 110 kg/con trở lên, kéo giá heo hơi tăng theo.

29/07/2013
Hơn 9 Nghìn Ha Sắn Trồng Trên Đất Lâm Nghiệp Hơn 9 Nghìn Ha Sắn Trồng Trên Đất Lâm Nghiệp

Theo thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh, năm 2010, Lào Cai có 7.785 ha sắn, đến cuối năm 2012 diện tích tăng lên là 9.305 ha sắn và trong năm 2013, con số này được đánh giá là tương đương.

29/07/2013