Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Từ đó, ông tận dụng tất cả các diện tích đất có sẵn và mua thêm 13 ha đất tại Lộc Ninh (Bình Phước) để trồng quýt đường.
Sau nhiều vụ, ông nhận thấy thị trường quýt trái vụ (tháng 2 đến tháng 4 âm lịch) giá cao, tránh được sự cạnh tranh của nhiều loại trái cây khác. Vậy là ông tìm tòi, học hỏi để tìm ra phương pháp “ép” cây quýt cho trái sớm hơn vụ chính vụ từ 1 - 2 tháng.
Ông Phấn chia sẻ, để quýt đường ra trái vụ, vào tháng 5 âm lịch cần ngưng tưới nước khoảng nửa tháng, đồng thời ngưng bón phân.
Sau khi ngưng tưới nước nửa tháng tiến hành bón phân với số lượng một bao u-rê trộn đều với một bao phân NPK (loại 20-20-15), một bao phân bón hóa học, một bao phân sinh hóa hữu cơ (loại 50kg/bao). Số phân này rải đều cho toàn bộ mảnh vườn (khoảng 1.800 cây).
Bón phân xong tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất. Sau khi tưới nước khoảng 7 - 10 ngày thì cây ra bông. Từ khi có bông, cứ một tháng rưỡi lại bón bổ sung phân cho cây một lần, mỗi lần một bao NPK (loại 20-20-15), tưới giữ ẩm cho đất vườn thường xuyên.
Với cách làm của ông, vào tháng 3 âm lịch sẽ cho thu hoạch trái. Thời điểm này, chưa đến mùa quýt rộ nên có giá rất cao, khoảng 32.000 - 34.000 đồng/ kg. Tuy năng suất của vụ nghịch có thấp hơn chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao nên vườn quýt thường cho thu nhập cao gấp đôi.
Từ thành công của việc trồng quýt trái vụ, ông vừa mua thêm 5 ha và thuê thêm 8 ha ở Trừ Văn Thố (Bàu Bàng) để trồng quýt. Bên cạnh đó, ông còn hỗ trợ bà con trong vùng mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trả chậm từ 50 - 60%, ủng hộ các quỹ Hội Nông dân của địa phương từ 40 - 50 triệu/năm.
Có thể bạn quan tâm

Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm hướng dẫn các địa phương chuẩn bị nguồn cá tra giống đảm bảo yêu cầu về chất lượng; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia quy trình chăn nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGAP; cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các hộ thả nuôi trong vùng quy hoạch; đăng ký sản lượng sát với tình hình thực tế…

Theo Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 65 - 70%). Giá trị XK thủy sản đạt 11 tỷ USD. Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.

Anh Dương Tấn Văn, thôn Tiên Du 1, xã Ninh Phú cho biết, nuôi tôm xen canh cua không tốn kém nhiều chi phí, mà chủ yếu là tiền mua cua giống. Sau khi thả tôm nuôi một thời gian là có thể thả xen cua giống, theo dõi chăm sóc đến cuối vụ là có cua cho thu hoạch.

Chị Phạm Ngọc Ánh, ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, cho biết: “Trước đây chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nuôi tôm dưới tán rừng, ít chú trọng công tác trồng và bảo vệ rừng nên tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh chết. Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng, tôm nuôi cho thu hoạch cao”.

Ngư dân huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) đang trúng đậm cua giống và cá kèo giống. Nhiều ngư dân cho biết, năm nay số lượng cá kèo giống và cua giống nhiều hơn những năm trước. Đồng thời, bà con còn bán được giá cao.