Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Vượt Lũ

Với địa hình thấp trũng, vào mùa mưa việc nuôi trồng thủy sản ở TT-Huế, nhất là các địa phương vùng đầm phá gặp nhiều khó khăn, bởi địa hình thấp, khi nước dâng cao, các loại thủy hải sản tràn ra ngoài, gây thất thoát lớn.Từ kinh nghiệm thực tiễn, bà con nuôi trồng ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền đã đầu tư cải tạo ao hồ, đắp đê cao và mạnh dạn nuôi trồng trong mùa mưa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Nếu những năm trước, vào mùa mưa gia đình ông Trung và nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Quảng Công hầu như không có nguồn thu, bởi hồ để không, do lo sợ mưa lũ về cuốn theo các đối tượng nuôi trồng, thì 5 năm trở lại đây, nhờ cải tạo ao hồ, đắp đê cao chống lũ, các hộ nuôi ở đây không những vẫn duy trì việc thả cá tôm các loại trong mùa mưa mà còn có thu nhập cao hơn những vụ nuôi khác trong năm.
Từ năm 2008 trở về trước, hầu hết người dân xã Quảng Công tập trung nuôi chuyên tôm, mật độ thả nuôi dày, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, tôm nuôi bị chết hàng loạt, nợ nần chồng chất. Từ tình hình đó, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi xen ghép, cùng với hình thức gối vụ, nuôi vượt lũ... đã giúp bà con giải quyết bài toán khó trong nuôi tôm trước đây.
Hiện toàn xã Quảng Công có tổng số 167 ha nuôi xen ghép cá, tôm các loại như cá chẽm, cá đối cồi, cá nâu, cá dìa, tôm, cua, trong đó hộ ít cũng từ 0,5ha và hộ nhiều lên đến 3 ha mặt nước. Theo bà con, trung bình mỗi ha nuôi xen ghép cho sản lượng trên 3 tấn, đưa lại lãi ròng 300 triệu mỗi năm. Riêng đối với nuôi trồng trong mùa mưa lũ có thể cho lợi nhuận tăng thêm 30 %.
Từ cuộc sống lênh đênh, hiện hàng trăm hộ dân xã Quảng Công, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế không những đã lên bờ tái định cư ổn định, mà nhiều hộ còn làm giàu từ việc nuôi trồng thủy sản.
Đặc biệt với việc nuôi xen ghép vượt lũ đã mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con, bởi mùa này sản lượng cá tôm nuôi trồng ít nên được giá. đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí hậu, tạo kế sinh nhai mang tính bền vững trong mùa mưa lũ.
Nguồn bài viết: http://vtvhue.vn/tin-khu-vuc/201411/hieu-qua-kinh-te-tu-nuoi-trong-thuy-san-vuot-lu-563631/
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT Co.) cho biết, công ty đã ký hợp đồng đại lý độc quyền và tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản với thương hiệu APT tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất thêm nhiều mặt hàng thủy sản tinh chế như chả giò, chạo tôm, há cảo… và thủy hải sản khô như cá chỉ vàng, cá điêu hồng... để chào hàng vào thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là nhóm mặt hàng giá trị gia tăng đem lại hiệu quả cao.

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của thành phố là 667 ha bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thu hoạch 12.095 tấn, bằng 66% so với cùng kỳ, năng suất bình quân 212 tấn/ha. Trong tháng 1 và 2, giá cá tra nguyên liệu từ 19.500 – 20.000 đồng/kg, các hộ nuôi lỗ từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3, giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên 22.500 – 23.000 đồng/kg, các hộ nuôi hòa vốn. Về tình hình sản xuất giống cá tra, sau thời gian phát triển nóng từ năm 2012, đến nay, diện tích ương cá tra giống chỉ bằng 56 % so với cùng kỳ năm 2012 tương đương 595 ha, với sản lượng ước đạt 128 triệu con. Nguyên nhân khiến diện tích ương nuôi cá tra giống giảm là do cung vượt cầu trong năm 2012 khiến tình hình tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, giá cá tra giống loại 2 phân (2 cm) đã tăng nhẹ lên 25.000 đồng/kg nhưng nguồn thả nuôi còn thấp.

An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển rất mạnh và còn nhiều tiềm năng. Để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng đó, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đang triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương, trong đó huyện An Phú được chọn thí điểm 2 mô hình ở xã Phú Hữu và Khánh An.

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.

Theo lịch thời vụ, các hồ đã tiến hành thả tôm giống đợt 1 năm 2013 được gần 20 ngày. Nhưng nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh hiện vẫn án binh bất động. Nhiều diện tích hồ nuôi tôm trên cát bỏ hoang phế vì liên tục thất bại.