Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Bò Chuyên Thịt

Nhằm tạo điều kiện cho nông dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ triển khai thí điểm mô hình "Nuôi bò thâm canh chuyên thịt" cho nông dân 2 xã Phổ Hòa và thị trấn Đức Phổ. Qua thời gian thực hiện, mô hình này bước đầu đã đem lại hiệu quả.
Gia đình ông Phạm Đình Khương ở thôn An Thường, xã Phổ Hòa (Đức Phổ) là một trong 64 hộ được chọn tham gia mô hình "Nuôi bò thâm canh chuyên thịt". Năm con bò trong chuồng của nhà ông Khương, con nào cũng to lớn, béo tốt. Ông Khương cho hay: Tham gia mô hình này ông được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và được hỗ trợ 30% chi phí tiền thức ăn cho bò.
Nhờ chăm sóc và cho bò ăn đúng theo hướng dẫn, sau thời gian ngắn vỗ béo, hai con bò chuyên thịt của gia đình ông tăng trọng nhanh và có thể xuất bán. Nở nụ cười tươi rói, ông Khương cho biết thêm, cặp bò lai này ông mua cách đây 4 tháng với giá 42 triệu đồng, giờ đã có nhiều thương lái trả giá gần gấp đôi nhưng ông chưa bán.
Cùng ở thôn An Thường, xã Phổ Hòa, gia đình anh Nguyễn Xuân Tòng cũng được chọn thực hiện mô hình "Nuôi bò thâm canh chuyên thịt". Tham gia mô hình thấy hiệu quả vì giống bò mới tăng trọng nhanh và cho thịt cao hơn nhiều so với các giống bò khác nên anh Tòng mạnh dạn đầu tư nuôi đến 6 con.
Cũng như các hình thức nuôi bò vỗ béo khác, nhưng với mô hình "Nuôi bò thâm canh chuyên thịt" thực hiện theo quy trình mới và vỗ béo trên cơ sở bò có tầm vóc và có trọng lượng cao như bò lai Charolaise, Droughmaster hay bò lai Brahman. Tỷ lệ máu ngoại càng cao thì khả năng tăng trọng và tỷ lệ thịt càng cao. Về tầm vóc, các giống bò chuyên thịt có mình dài, khung xương lớn, vai và mông nở, bốn chân chắc khỏe, ngực sâu và rộng, tầm vóc càng lớn nuôi thâm canh càng tăng trọng nhanh.
Ông Nguyễn Thành Lưu - Phó Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ cho biết: Sau thời gian 2 tháng rưỡi nuôi vỗ béo, hầu hết các giống bò lai chuyên thịt phát triển nhanh và tăng trọng vượt so với kế hoạch. Khi bắt đầu nuôi theo quy trình này phải lựa chọn bò từ 16 tháng tuổi trở lên để nuôi vỗ béo. Lúc bò trưởng thành, thành thục thì chúng ta đầu tư thức ăn để tạo sản phẩm thịt cao nhất ở giai đoạn nuôi này. Đa số người dân qua mô hình đều nhất trí cao với các giống bò lai chuyên thịt này, vì thích nghi với điều kiện ở địa phương. Khả năng sinh trưởng và phát triển khá tốt, hiệu quả kinh tế cao".
Hiệu quả ban đầu từ mô hình "Nuôi bò thâm canh chuyên thịt" mang lại, đã mở ra hướng mới cho người chăn nuôi, góp phần giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, chùm ngây là loại cây rau mới được một số hộ nông dân Hưng Yên mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, người dân cần thận trọng trong việc nhân rộng diện tích loại cây trồng này bởi hiện nay đầu ra cho sản phẩm này vẫn còn tương đối bấp bênh.

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm do thị trường xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn và nhu cầu xuất khẩu yếu.

Nghệ An là một trong số ít địa phương có nguồn dược liệu phong phú, quý hiếm được Viện Dược liệu ghi nhận. Tuy nhiên, một thời gian dài nơi đây xảy ra tình trạng khai thác ồ ạt cây dược liệu, đem bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt, trong khi nhập thuốc đông y về với giá “cắt cổ”, chất lượng không kiểm soát được.

Năng suất ngô chính vụ năm 2015 của huyện Sa Pa đạt 34 tạ/ha.

Từ đầu năm 2015 đến nay, nông dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã xuống giống được 3.963ha màu các loại. Trong đó, khoai lang 204ha, sắn 20ha, bắp 149ha, ớt chỉ thiên 108ha, cải bắp 40ha, dưa hấu 1.090ha, cà nâu 11ha, dưa leo 20ha, hành tím 165ha, bí đỏ 383ha, rau các loại 678ha, đậu phộng 554ha, mía 150ha, đậu xanh 197ha, dây thuốc cá 185ha....