Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Bò

Ông Huỳnh Văn Hương, ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, được biết đến là một lão nông chăm chỉ, một hội viên Hội Cựu chiến binh tiêu biểu trong lao động sản xuất. Ngoài ra, ông còn được biết đến là một nông dân đầu tiên nuôi bò thành công trên địa bàn xã.
Ông “Tư bò”, cái tên thân mật do bà con lối xóm gọi cũng bắt nguồn từ chính niềm đam mê nuôi bò của ông Hương. Đi đâu gặp ai nuôi bò, chăn bò ông cũng lân la hỏi thăm nguồn gốc, giống bò, cách thức nuôi… Ông chia sẻ: “Gặp bò giống như có một sức hút, không thể ngó lơ được”.
Ý định nuôi bò đã được ông ấp ủ từ lâu, nhưng mãi đến năm 2009 ông mới tích góp mua được 3 con bò (2 cái, 1 đực) với giá 10 triệu đồng. Qua nhiều lần nhân giống, hiện tại ông Hương có trong tay 8 con bò (5 con cái, 3 con đực), có một con bò chữa sắp sinh.
Ông tận dụng diện tích đất trống sau nhà làm chuồng trại. Thường ngày, ông đi cắt cỏ về cho bò ăn, mỗi ngày cho ăn khoảng vài chục kí-lô-gam cỏ. Ông trồng nhiều giống cỏ trên các bờ liếp sau nhà, khi sắp hết cỏ thì lại đi quanh xóm để cắt. Tuỳ vào thời điểm mà bổ sung các loại thức ăn phụ trợ khác.
Việc chăm sóc bò cũng đơn giản, chỉ cần cho ăn cỏ, nước uống, lâu lâu vệ sinh chuồng trại và có các phương pháp khác để phòng, chống các loại côn trùng gây bệnh cho bò.
Năm 2013, ông Hương bán 1 con bò khoảng 300 kg với giá 23 triệu đồng. Nhiều thương lái và các hộ dân hỏi mua bò của ông Hương với nhiều loại khác nhau, người thì mua bò thịt, người thì mua bò giống. Trung bình 1 cặp bò cái 4 tháng tuổi có giá trên 30 triệu đồng, 1 cặp bò đực giá rẻ hơn, khoảng 26 triệu đồng nhưng ông Hương chưa đồng ý bán.
Theo ông, đợi đến năm 2015, sau khi 5 con bò cái đẻ xong thì ông Hương mới tính chuyện bán bớt số lượng bò hiện có. Ông dự tính, với số lượng trên, từ năm 2015 trở đi, mỗi năm ông có thể thu nhập gần trăm triệu đồng tiền bò thịt và bò giống.
Ông Huỳnh Văn Hương vui mừng chia sẻ: “Giờ đây tôi đã thoả niềm đam mê chăn nuôi bò. Việc chăn nuôi này vừa có thời gian nhàn rỗi để làm các công việc khác, còn thu nhập thì mang lại đáng kể. Nếu có đủ điều kiện thì trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng chuồng trại và nuôi từ 10-15 con bò”.
Thấy được việc chăn nuôi hiệu quả, nhiều hộ dân lân cận cũng đã đến tham quan và có ý định xây dựng mô hình. Vừa qua, Hội Cựu chiến binh huyện kết hợp với Hội Cựu chiến binh xã đến tham quan mô hình nuôi bò của ông Hương và ghi nhận đây là một mô hình kinh tế hiệu quả cần nhân rộng cho các hội viên trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi kinh tế toàn tỉnh đang có dấu hiệu phục hồi, bước qua giai đoạn trì trệ với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá thì một số chỉ tiêu trọng yếu đã sớm có dự báo chắc chắn sẽ không về được đích. Điều này khiến cho khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh trong năm nay sẽ không đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Các nghệ nhân đã cùng nhau giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm việc trồng, sản xuất hoa kiểng Bon sai như kỹ thuật lai tạo giống mới, cắt ghép cành, các ứng dụng bón phân hữu cơ trong hoa kiểng, thông tin về nhu cầu thị trường; tham quan khu Trung tâm công nghệ sinh học Lan Anh, thăm một số vườn hoa kiểng tại làng hoa Tân Quy Đông cùng một số khu di tích lịch sử của TP.Sa Đéc.

Vừa qua, tại phường Tân Qui Đông, TP.Sa Đéc, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ (CLB) Sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp lần 2 năm 2014 với chủ đề giao lưu, trao đổi về thị trường hoa Tết.

Trong vụ Đông năm 2014, cây ngô được trồng trên diện tích lớn và được coi là cây trồng chính; ngoài cây ngô và rau, đậu các loại còn được chính quyền và người dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên) quan tâm, chú trọng cả đến cây cải Xa-lát, loại cây trồng hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Hơn 8 năm nay, 60ha đất sản xuất nông nghiệp ở các cánh đồng Tam Ván, Tân Đức, xã Bình Châu (Bình Sơn) không sản xuất được khiến đời sống 800 hộ nông dân ở các thôn Châu Thuận Nông, Phú Quý, Tân Đức gặp khó khăn.