Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Mít Siêu Sớm

Năm 2010, được sự giới thiệu của người thân, anh Trần Văn Lộc (SN 1974, ở thôn 5, xã Hòa Thành, huyện Krông Bông - Dak Lak) lặn lội xuống miền Tây Nam Bộ học hỏi kinh nghiệm và mua 1.000 cây giống mít siêu sớm về trồng. Sau hơn 3 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn cây đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Đầu năm 2010, được sự giới thiệu của người quen và qua tìm hiểu, anh nhận thấy giống mít siêu sớm có nhiều lợi thế: dễ trồng, phù hợp thổ nhưỡng nơi đây, chỉ cần một số kỹ thuật cơ bản như đủ nước và chăm bón dinh dưỡng đầy đủ là cây khỏe và phát triển nhanh, năng suất cao, đặc biệt hiện nay rất được thị trường ưa chuộng.
Vì vậy, anh Lộc mạnh dạn đầu tư hơn 20 triệu đồng mua 1.000 cây giống mít siêu sớm (20.000 đồng/cây) về trồng trên 2 ha đất của gia đình. Anh Lộc cho biết: Trước đây mảnh đất của gia đình chủ yếu trồng hoa màu và cây sắn (mỳ) nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên anh đã mạnh dạn chuyển sang trồng mít.
Sau 3 năm trồng thử nghiệm, bước đầu cây mít sinh trưởng, phát triển nhanh, sau 2 năm đã cho thu hoạch. Lứa quả đầu tiên, mỗi cây mít cho từ 4-5 quả, mỗi quả có trọng lượng từ 10-12 kg, múi có cơm dày, thơm mùi mật ong, ngon, ngọt, được thị trường rất ưa chuộng.
Mỗi năm 1 cây cho 2 vụ (vụ đầu khoảng tháng Giêng, tháng 2, vụ thứ hai tầm tháng 9, 10), mỗi vụ từ 4-5 tạ, giá bán trên thị trường hiện tại khoảng 10-12.000 đồng/kg, tính ra mỗi cây thu khoảng 400-500 ngàn đồng/vụ. Cũng theo anh Lộc, so với cây sắn và hoa màu theo thời vụ thì trồng mít hiệu quả kinh tế cao hơn, lại nhẹ công chăm sóc và thu hoạch.
Tuy nhiên, để cây cho năng suất cao, cần chú trọng bón phân đúng liều lượng nhằm hạn chế xơ đen, trái nứt. Tuổi thọ của mít không quá 10 năm, do đó muốn cây phát triển tốt nên tỉa bớt trái non, mỗi cây chỉ nên để khoảng 8-10 trái/vụ. Khi mít ra hoa cần phải thường xuyên thăm vườn để đề phòng sâu đục cuống và tăng cường thuốc dưỡng để trái non phát triển tốt…
Anh Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Đoàn xã Hòa Thành (huyện Krông Bông) cho biết: “Mô hình trồng mít siêu sớm của gia đình anh Lộc bước đầu cho thấy cây giống này thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở huyện Krông Bông.
Ngoài ra, trong vườn mít còn có thể trồng xen canh các loại cây trồng khác mang lại lợi nhuận cao. Hy vọng, mô hình kinh tế này được nhân rộng trong xã Hòa Thành và toàn huyện Krông Bông để bà con nông dân có thêm lựa chọn trong đầu tư cải tạo vườn tạp, tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình”.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, hoạt động nuôi tôm phát triển mạnh theo hướng tự phát đã kéo theo sực bùng phát dịch bệnh, môi trường bị suy thoái và ô nhiễm do nuôi tôm với mật độ quá cao, sử dụng kháng sinh và hóa chất với liều cao...

Công ty APDC cho biết đang ứng dụng kỹ thuật thụ tinh chọn giới tính theo ý muốn. Theo đó, người chăn nuôi có thể chọn giới tính cho bê trước khi sinh sản bằng cách chọn tinh giới tính (đực/cái) để thụ thai cho bò mẹ.

Gần đây do một số loại cây trồng, vật nuôi bị dịch bệnh tấn công cũng như giá cả đầu ra liên tục rớt giá, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con nông dân; trong khi đó, nhiều hộ nông dân đang băn khoăn nên trồng cây gì, nuôi con gì để có đầu ra ổn định mà đặc biệt là để cải thiện kinh tế gia đình thì ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có một số hộ dân đã mạnh dạn đầu tư thả nuôi gà và cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Trước thông tin gần đây nông dân ở một số tỉnh ồ ạt đốn ca cao để trồng cây khác có hiệu quả kinh tế hơn, ông Trần Văn Nhịn, Trưởng Ban Quản trị Hợp tác xã (HTX) Ca cao Chợ Gạo (Tiền Giang) khẳng định: “Không có cây gì trồng xen vườn dừa hiệu quả hơn cây ca cao”.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định hỗ trợ gần 400 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2013 giúp nông dân xây dựng tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm quýt đường Thuận Phú (xã Bình Phú, huyện Càng Long) và sản phẩm măng cụt Tân Quy (xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè).